Bài 22: Đường Trường Sơn sgk Lịch sử 5 Trang 47
Em có biết đường Trường Sơn là đường nối từ đâu đến đâu không? Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt chống Mỹ cứu nước, giữa chốn rừng xanh, núi đỏ, đèo dốc cheo leo của Trường Sơn, bộ đội, thanh niên xung phong đã mở “đường mịn Hồ ChíMinh”, góp phần chiến thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về con đường lịch sử này.
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Tìm hiểu về đường Trường Sơn
- Đường Trường Sơn ra đời vào ngày 19/5/1959
- Đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã-Thanh Hóa, qua miền tây Nghệ An đến miền đông Nam bộ.
- Tên gọi: Đường Hồ Chí Minh hoặc đường mòn Hồ Chí Minh
- Mục đích mở đường: Để chi viện lương thực, vũ khí, sức người… cho chiến trường miền Nam.
2. Những tấm gương tiêu biểu gắn với đường Trường Sơn
- Anh Nguyễn Viết Sinh
- 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc
- Bộ đội, đồng bào…
3. Ý nghĩa của đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước
- Là tuyến giao thông quân sự chính chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của cải…cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
- Đường Trường Sơn là biểu tượng cho ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
CH: Hình 2 gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Hình 2 là hình ảnh của đồng bào Tây Nguyên vận chuyển hàng tiếp tế cho quân giải phóng (xuân 1975).
- Qua hình ảnh này em thấy, không chỉ có quân chi viện của miền Bắc mà những đồng bào Tây Nguyên cũng giúp đỡ sức người, sức của để giúp nhân dân miền Nam đấu tranh chống quân xâm lược.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 49 – sgk lịch sử 5
Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
Câu 2: Trang 49 – sgk lịch sử 5
Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta?
Xem thêm bài viết khác
- Bài 5: Phan Bội Châu và phong trào đông du sgk Lịch sử 5 Trang 12
- Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Em hãy kể lại cuộc phản công ở kinh thành Huế?
- Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam xuất hiện những ngành kinh tế mới nào?
- Bài 25: Lễ kí hiệp định Pa – ri sgk Lịch sử 5 Trang 53
- Em biết thêm được những nhà máy thủy điện nào đã và đang xây dựng ở nước ta?
- Bài 10: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập sgk lịch sử 5 Trang 21
- Nêu tình hình nước ta sau hiệp định Giơ – ne – vơ? Câu 1 trang 43 sgk Lịch sử 5
- Bài 29: Ôn tập lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay sgk Lịch sử 5 Trang 63
- Lịch sử lớp 5 bài 19 Lịch sử lớp 5 trang 43
- Em hãy kể lại cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ An?
- Cuối bản Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì?