Bộ đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2022-2023 theo Thông tư 27 Đề thi cuối kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt Sách mới
Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi nội dung Bộ đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2022-2023 theo Thông tư 27 đầy đủ ba bộ sách mới có đáp án chi tiết được đăng tải dưới đây.
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 2 Kết nối tri thức
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 2 môn Toán năm 2022-2023 theo Thông tư 27
Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức
I. KIỂM TRA ĐỌC:
1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm các bài đọc dưới đây và đọc 1-2 đoạn trong bài kết hợp trả lời 1 câu hỏi: Làm việc thật là vui; Cô giáo lớp em; Yêu lắm trường ơi; Khi trang sách mở ra; Sự tích hoa tỉ muội; Cánh cửa nhớ bà.
2. Đọc hiểu:
Đọc thầm bài:
CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
Tôi là chữ A. Từ lâu, tôi đã nổi tiếng. Hễ nhắc đến tên tôi, ai cũng biết. Khi vui sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi. Khi ngạc nhiên, sửng sốt, người ta cũng gọi tên tôi.
Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt. Trong bảng chữ cái của nhiều nước, tôi cũng được người ta trân trọng xếp ở đầu hàng. Hằng năm, cứ đến ngày khai trường, rất nhiều trẻ em làm quen với tôi trước tiên.
Tôi luôn mơ ước chỉ mình tôi làm ra một cuốn sách. Nhưng rồi, tôi nhận ra rằng, nếu chỉ một mình, tôi chẳng thể nói được với ai điều gì. Một cuốn sách chỉ toàn chữ A không thể là cuốn sách mà mọi người muốn đọc. Để có cuốn sách hay, tôi cần các bạn B, C, D, Đ, E,...
Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách. Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé!
(Theo Trần Hoài Dương)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? (1đ)
a. Chữ A đứng ở vị trí đầu tiên.
b. Chữ A đứng ở vị trí thứ hai.
c. Chữ A đứng ở vị trí thứ ba.
d. Chữ A đứng ở vị trí thứ tư.
2. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn?
a. Chăm viết chữ cái
b. Chăm đọc sách
c. Chăm xếp các chữ cái.
d. Chăm tìm chữ cái.
3. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào câu sau:
Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những……………………
(nẻo đường, trang sách, chặng đường, quyển vở)
4. Trong các từ ngữ sau, từ nào chỉ cảm xúc: chữ A; khai trường; vui sướng; mơ ước.
a. Chữ A
b. Khai trường
c. Vui sướng.
d. Mơ ước.
II. KIỂM TRA VIẾT:
1. Viết chính tả: Sự tích hoa tỉ muội. (TV 2, tập 1, trang 109, 110)
2. Viết đoạn: Viết đoạn văn từ 3 - 4 câu tả đồ dùng học tập của em.
Gợi ý:
- Em chọn tả đồ dùng học tập nào?
- Nó có đặc điểm gì?
- Nó giúp ích gì cho em trong học tập?
- Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?
Đáp án:
I. ĐỌC: 10 điểm
1. Đọc thành tiếng: 6 điểm
Giáo viên cho học sinh bốc thăm các bài đọc dưới đây và yêu cầu các em đọc 1-2 đoạn (giáo viên linh động vào độ dài của đoạn).
Bài: Làm việc thật là vui; Cô giáo lớp em; Yêu lắm trường ơi; Khi trang sách mở ra; Sự tích hoa tỉ muội; Cánh cửa nhớ bà.
- HS đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 2 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ: 2 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm.
2. Đọc hiểu: 4 điểm
1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? (1đ) (M1)
Đáp án: a. Chữ A đứng ở vị trí đầu tiên.
2. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn? (1đ) (M2)
Đáp án: b. Chăm đọc sách
3. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào câu sau: (1đ) (M2)
Đáp án: Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách
4. Trong các từ ngữ sau, từ nào chỉ cảm xúc: chữ A; khai trường; vui sướng; mơ ước. (1đ) (M3).
Đáp án: c. Vui sướng
....
Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt sách CTST
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
II. Đọc – hiểu
Chuyện của thước kẻ
Trong cặp sách, thước kẻ làm bạn với bút mực và bút chì. Chúng sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba.
Nhưng ít lâu sau, thước kẻ nghĩ bút mực và bút chì phải nhờ đến mình mới làm được việc. Nó thấy mình giỏi quá, ngực cứ ưỡn mãi lên. Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì:
- Hình như thước kẻ hơi cong thì phải?
Nghe vậy, thước kẻ thản nhiên đáp:
- Tôi vẫn thẳng mà. Lỗi tại hai bạn đấy!
Bút mực bèn cầm một cái gương đến bên thước kẻ và nói:
- Bạn soi thử xem nhé!
Thước kẻ cao giọng:
- Đó không phải là tôi!
Nói xong, nó bỏ đi và lạc vào bụi cỏ ven đường.
Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền nhặt về uốn lại cho thẳng. Thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc tồi quay về xin lỗi bút mực, bút chì. Từ đó, chúng lại hòa thuận, chăm chỉ như xưa.
Theo Nguyễn Kiên
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Ban đầu, thước kẻ chung sống với các bạn như thế nào?
A. vui vẻ
B. lạnh nhạt
C. kiêu căng
Câu 2. Vì sao thước kẻ bị cong?
A. Vì bị uốn cong.
B. Vì đi lạc vào bãi cỏ.
C. Vì kiêu căng cứ ưỡn ngực lên mãi.
Câu 3. Sau khi được bác thợ mộc uốn thẳng, thước kẻ làm gì?
A. Thước kẻ bỏ đi.
B. Thước kẻ đã cảm ơn bác thợ mộc rồi quay về xin lỗi bút mực, bút chì.
C. Thước kẻ đã ở lại với bác thợ mộc.
Câu 4. Nêu đúng ý nghĩa của bài đọc?
A. Khuyên chúng ta nên giúp đỡ bạn bè.
B. Khuyên chúng ta không được kiêu căng.
C. Khuyên chúng ta nên chăm sóc bản thân.
Câu 5. Điền dấu câu phù hợp vào ô trống:
Cái thước kẻ màu tím của bạn nào nhỉ ☐
Câu 6. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm:
Em dùng thước kẻ để vẽ đoạn thẳng.
……………………………………………………………………………………
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết: Mỗi người một vẻ (SGK/ trang 126)
II. Tập làm văn: Viết đoạn văn 4- 5 câu giới thiệu về một đồ dùng học tập theo gợi ý.
- Em sẽ giới thiệu đồ vật gì?
- Đồ vật đó có những bộ phận nào?
- Đồ vật đó giúp ích gì cho em?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (3 điểm)
II. Đọc – hiểu: (3 điểm)
Khoanh tròn đúng:
Câu 1. Ý A: 0,5 điểm
Câu 2. Ý C: 0,5 điểm
Câu 3: Ý B: 0,5 điểm
Câu 4: Ý B: 0,5 điểm
Câu 5. Điền dấu câu phù hợp: 0,5 điểm
Cái thước kẻ màu tím của bạn nào nhỉ ?
Câu 6. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm: 0,5 điểm
Em dùng thước kẻ để làm gì?
....
Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều
Sáng kiến của bé Hà
Ở lớp cũng như ở nhà, bé Hà được coi là một cây sáng kiến.
Một hôm, Hà hỏi bố:
- Bố ơi, sao không có ngày của ông bà, bố nhỉ?
Thấy bố ngạc nhiên, Hà bèn giải thích:
- Con đã có ngày 1 tháng 6. Bố là công nhân, có ngày 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả.
Hai bố con bàn nhau lấy ngày lập đông hàng năm làm "ngày ông bà", vì khi trời bắt đầu rét, mọi người cần chăm lo sức khỏe cho các cụ già.
Ngày lập đông đến gần. Hà suy nghĩ mãi mà chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà.
Bố khẽ nói vào tai Hà điều gì đó. Hà ngả đầu vào vai bố:
- Con sẽ cố gắng, bố ạ.
Đến ngày lập đông, các cô, các chú đều về chúc thọ ông bà. Ông bà cảm động lắm. Bà bảo:
- Con cháu đông vui, hiếu thảo thế này, ông bà sẽ sống lâu trăm tuổi.
Ông thì ôm lấy bé Hà, nói:
- Món quà ông thích nhất hôm nay là chùm điểm mười của cháu đấy.
(Theo Hồ Phương)
Em hãy đọc văn bản sau, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau.
Câu 1. Bé Hà có sáng kiến gì? (M1 0.5đ)
a. Chọn ngày sinh nhật cho ông bà.
b. Chọn ngày lễ cho ông bà.
c. Chọn ngày mừng tuổi cho ông bà.
d. Chọn ngày tết cho ông bà.
Câu 2. Hai bố con bàn nhau lấy nào làm ngày ông bà. (M1 0.5 đ)
a. Ngày lập xuân.
b. Ngày lập Hạ.
c. Ngày lập đông.
d. Ngày lập thu.
Câu 3. Món quà Hà tặng ông bà là gì? (M1 0.5 đ)
a. Một chú gấu bông.
b. Một chùm bóng bay.
c. Một chùm điểm mười.
d. Một bó hoa do Hà trồng.
Câu 4 . Theo em ngày lễ ông bà được gọi là ngày gì? (M2 0,5 đ)
a. Ngày quốc tế thiếu nhi
b. Ngày Quốc tế lao động
c. Ngày Nhà giáo Việt Nam
d. Ngày quốc tế người cao tuổi.
Câu 5. Vì sao chọn ngày lập đông làm ngày lễ cho ông bà (.M21đ)
................................................................................................................................................
Câu 6. Qua bài đọc này em thấy bé Hà là một người cháu như thế nào? (M3 1đ)
................................................................................................................................................
Câu 7 . Điền âm gh hay âm g vào câu sau M1 0.5đ
Con đường..ồ ....ề và …ập …ềnh rất khó đi.
Câu 8 . Xác định từ loại trong câu sau.M2 0.5 đ
Cô tiên/ phất /chiếc quạt/ mầu nhiệm//
Từ chỉ …... /……../………../……………//
Câu 9. Em hãy điền dấu phẩy và dấu chấm vào câu sau cho phù hợp.M3 1đ
Mỗi sáng sơm em đều phụ mẹ quét dọn phơi đồ rồi mới đi học
II. TIẾNG VIỆT VIẾT
Bài viết 1: 4đ
Bà nội, bà ngoại
Tết, cháu về quê nội
Biết là bà ngoại mong
Theo mẹ sang bên ngoại
Lại thương bà nội trông.
Hai bà hai nguồn sông
Cho phù sa đời cháu
Hai miền quê yêu dấu
Cháu nhớ về thiết tha.
Nguyễn Hoàng Sơn
Gợi ý biểu điểm
- Viết đúng tốc độ đủ số lượng chữ 1đ
- Sai không quá 5 lỗi 1đ.
- Bài viết sạch sẽ, không dập xóa. 1đ
- Chữ viết đẹp 0.5 đ đúng mẫu chữ 0.5 đ
Tải file để xem trọn bộ đề thi kèm theo ma trận và đáp án!
Bộ đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2022-2023 theo Thông tư 27 thuộc chuyên mục Đề Thi Học Kì 1 Lớp 2 được KhoaHoc tổng hợp và biên soạn chi tiết. Các em có thể ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2 với nhiều dạng bài tập khác nhau đã được học đồng thời làm quen cấu trúc đề kiểm tra học kì 1 lớp 2 nhằm đạt được kết quả tốt trong bài kiểm tra chính thức của bản thân.
Xem thêm bài viết khác
- Viết tin nhắn cho người thân Viết tin nhắn lớp 2
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 2 môn Toán năm 2022-2023 theo Thông tư 27 Đề thi cuối kì 1 lớp 2 môn Toán Sách mới
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 2 Kết nối tri thức Đề thi cuối kì 1 lớp 2 môn Toán, Tiếng Việt