Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào trong hồi V?
Câu 1: Trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1
Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào trong hồi V?
Bài làm:
Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.
Mâu thuẫn cơ bản của kịch ở hồi V là hai mâu thuẫn:
Mâu thuẫn trực trực tiếp đó là việc dân chúng đứng lên đấu tranh trống lại triều đình. Mâu thuẫn cơ bản là bắt nguồn từ việc vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ. Mặc cho nhân dân phải chịu những cực khổ như thế nào vua vẫn trà đạp lên những công sức lao động của họ mà hưởng lạc.
Mâu thuẫn thứ hai chính là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và về lợi ích thiết thực của việc xây Cửu Trùng Đài giữa mục đích của vua Lê Tương Dực và của Vũ Như Tô.Mâu thuẫn này đã đưa đến cái chết của Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài bị thiêu trụi.
Cuộc đối thoại giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô ở lớp I của hồi kịch cho thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chỉ biết vì nghệ thuật, việc xây Cửu Trùng Đài ông coi đó là một sự cống hiến nghệ thuật cho dân chúng và ông không nghĩ rằng đằng sau là cả một tai họa dân chúng chịu cảnh lầm than. Mục đích nghệ thuật của ông mâu thuẫn gay gắt với quyền lợi thiết thực của dân chúng mà ông không nhận ra được.Ông quên đi mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống bởi vậy mà ông không thể hiểu điều Đan Thiềm nói. Còn đối với dân chúng sự vùng lên là tất lẽ bởi họ đấu tranh cho quyền lợi của họ, họ chỉ biết Cửu Trùng Đài là nguyên nhân, nguồn gốc dẫn đến việc cuộc sống của họ phải lầm than. Giữa Vũ Như Tô – một người nghệ sĩ có mục đích cao đẹp không có tiếng nói chung với nhân dân lao động.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích những Chi tiết trong đoạn trích mà anh/chị cho là “đắt” , có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm
- Từ niềm “hạnh phúc” của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái “đám ma gương mẫu”, anh (chị) nhận xét như thế nào về xã hội “thượng lưu” thành thị đương thời? Bài 4 trang 128 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu Câu 2 trang 59 SGK Ngữ văn 11
- Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh/chị hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan
- Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: "Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu,...
- Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu kết
- Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh/chị cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này? Câu 3 trang 59 SGK Ngữ văn 11
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Câu cá mùa thu Nội dung – nghệ thuật của Câu cá mùa thu
- Nội dung chính bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn
- căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu thơ sau:
- Soạn văn bài: Tình yêu và thù hận
- Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương Bài 2 trang 28 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1