[Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 10: Bài tập tiếng Việt

  • 1 Đánh giá

Giải SBT ngữ văn 6 bài 10: Bài tập tiếng Việt sách "Cánh diều". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 1: Tìm các từ Hán Việt trong những cụm từ dưới đây. Chỉ ra nghĩa của các yếu tố cấu tạo từ Hán Việt và nghĩa của mỗi từ chứa các yếu tố cấu tạo đó.

ngày đại thắng, ca từ của bài hát, bài hát bất hủ

Trả lời:

Các từ Hán Việt: đại thắng, ca từ, bất hủ

  • Đại: to, lớn; thắng: thắng lợi; đại thắng: thắng lời to lớn.
  • Ca: hát; từ: lời; ca từ: lời bài hát.
  • Bất: không; hủ: mục nát; bất hủ: không bị mục nát, vẫn còn mãi.

Câu 2: (Bài tập 2, SGK) Ghi lại những từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực bóng đá ở bài báo Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?. Các từ ngữ đó phù hợp với đề tài, tính chất và bạn đọc của văn bản như thế nào?

Trả lời:

  • Những từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực bóng đá : bóng đá nam, bóng đá nữ, cầu thủ, cầu thủ trẻ, đội tuyển, giải đấu lớn, đội hình, sơ đồ chiến thuật, ăn ý, kết nối, "lắp ráp", phòng ngự, tấn công, đối thủ, "không ngán", "thống trị"
  • Chủ đề đang nói tới là bóng đá nên việc sử dụng từ ngữ liên quan đến lĩnh vực đó là hoàn toàn phù hợp với đề tài của văn bản.
  • Sự phù hợp của các từ ngữ trên không chỉ dùng lại ở đó, đối với những bạn đọc yêu thể dục thể thao, những từ vụng này tạo nên sự thích thú, hơn nữa còn tạo được niềm yêu thích của người đọc đối với bộ môn thể thao này.

Câu 3. Ở văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? Giữa nhan đề của văn bản và nhan đề của các phần có sự phù hợp với nhau như thế nào?

Trả lời:

  • Ở nhan đề của văn bản là câu hỏi, còn văn bản là trả lời cho những câu hỏi đó.
  • Phần văn bản được chia rõ ràng thành 5 phần để giải đáp cho vấn đề được nêu rõ từ nhan đề.
  • Giữa nhan đề của văn bản và nhan đề của các phần có mối liên hệ chặt chẽ (nhan đề các phần trả lời cho câu hỏi của nhan đề)

Câu 4. (Bài tập 3, SGK) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát, ông cười trả lời: “Tôi viết trong hai tiếng cộng cả cuộc đời! Bởi nếu không sông những ngày gian khổ, không nuôi khát vọng giải phóng dân tộc, làm sao cảm xúc có thể vỡ oà cùng ngày chiến thắng. Để có được như ngày hôm nay, chúng ta đã phải đổi bằng máu và nước mắt. ”. (Nguyệt Cát)

a) Tìm trạng ngữ của câu mở đầu đoạn văn và cho biết: Vì sao tác giá không cần nêu đích xác ngày tháng như trong các văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập ”, Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ (sách Ngữ văn 6, tập một, trang 90, 94)

b) Tìm trạng ngữ của câu thứ hai trong đoạn văn và cho biết: Nội dung trạng ngữ đó được giải thích ở những câu tiếp theo như thế nào? Cách viết này phù hợp với yêu câu thể hiện nghĩa của văn bản (trình bày sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân — kết quả) như thế nào?

Trả lời:

  • a) Trạng ngữ của câu mở đầu: Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát.

Ở đây tác giả không cần nêu đích xác ngyaf tháng năm như trong văn bản HCM và Tuyên ngôn độc lập hay văn bản Diễn biến chiên dịch ĐIện Biên Phủ bởi lẽ đây không phải một văn kiện lịch sử, thời gian sáng tác bài hát có phần ngẫu hứng xuôi theo cảm xúc cá nhân. Hai văn bản được nêu ở trên thì do là sự kiện lịch sử nên cần nêu đích xác nội dung.

  • b) Trạng ngữ của câu thứ hai: trong hai tiếng cộng cả cuộc đời.

Nội dụng của trạng ngữ đó được giải thích ở các câu tiếp theo là thời gian để từ khi nhạc sĩ bắt đầu đặt bút viết cho tới khi hoàn thành xong dấu cuối cùng của bản nhạc mất thời gian hai tiếng đồng hồ, nhưng thời gian đề có thể cảm nhận, để nếm trải đủ khổ đau, để kinh nghiệm và tình yêu với Bác với đất nước đủ nhiều thì cần cả một đời.


  • 1 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021