[Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 9: Đọc hiểu - Chích bông ơi!

  • 1 Đánh giá

Giải SBT ngữ văn 6 bài 9: Đọc hiểu - Chích bông ơi! sách "Cánh diều". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 1. Tìm trong văn bản Chích bông ơi! các loại trạng ngữ khác nhau (chỉ thời gian, vị trí, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, tính chất,... của sự việc).

Trả lời:

  • Trạng ngữ chỉ thời gian : Chiều,bên gốc cây mận sau nhà, một nấm mộ nhỏ như chiết bát úp ngược,...
  • Trạng ngữ chỉ vị trí: Chiều,bên gốc cây mận sau nhà, một nấm mộ nhỏ như chiết bát úp ngược,.
  • Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Nhìn vào mắt con, Dế Vần bỗng thấy ngực mình có tiếng thình thịch,...

Câu 2. Đặc điểm của nhân vật Dế Vần trong truyện được thể hiện qua phương diện nào?

Trả lời:

  • Dế vần còn là một câu bé chưa biết suy nghĩ: câu đòi bắt bằng được chú chim về để nuôi, chưa ý thức được bản thân mình chưa có kiến thức và con chim còn quá bé để có thể nuôi.
  • Cậu là một cậu bé lương thiện: khi thấy chích bông không còn sống nữa, cậu đã òa lên khóc và hối hận vì đã không trả chích bông về tổ cho chim mẹ.
  • Biết sửa sai: sau khi nhìn thấy chim chích bông cậu không đòi bắt mà thả nó ra và mong nó bay về được với mẹ.

Câu 3. (Câu hỏi 2, SGK) Chỉ ra điểm giống nhau giữa hai câu chuyện trong văn bản này:

a) Chuyện của người cha trong quá khứ

b) Chuyện hiện tại của hai cha con Ò Khìn

Từ đó, em hiểu cách viết “truyện trong truyện” ở đây là thế nào?

Trả lời:

  • a) Cả hai câu chuyện đều nói về hai cha con gặp tình huống giống nhau: đều con chim chích bông nhỏ và muốn bắt nó về nuôi và xảy ra câu chuyện đáng tiếc.
  • b) Là tác giả đã khéo léo lồng chuyện trong quá khứ của người cha vào chuyện đang xảy ra ở hiện tại.

Câu 4. (Câu hỏi 3, SGK) VÌ sao ở đầu truyện, Ò Khìn muốn pa bắt con chích bông đề chơi nhưng đến cuối truyện lại thả để chim bay vút lên trời với lời thì thầm: “Bay đi, bay về với mé mày đi...”?

Trả lời:

  • Hành động cuối truyện của Ò Khìn chính là sự thay đổi tích cực sau khi đã nghe câu chuyện buồn của bố, em hiểu được sự ăn năn cũng như nỗi buồn của bố về sai lầm năm xưa nên bản thân mình sẽ sửa những lỗi sai đó cho nó không lặp lại lần nữa ở hiện tại.

Câu 5, Viết đoạn văn (khoảng 20 — 30 dòng) nêu bật những điểm về nội dung và nghệ thuật mà em cho là sâu sắc nhất sau khi học truyện Chích bông ơi! của Cao Duy Sơn.

Trả lời:

Trang sách đã khép lại nhưng sao câu chuyện vẫn đọng mãi trong đầu. Đối với em tác giả đã thành công dùng 2 câu chuyện của hai thế hệ lồng vào nhau trong cùng một khoảng thời gian ngắn, xây dựng tình huống độc đáo để biểu đạt một câu chuyện thật nhân văn và tươi đẹp biết mấy. Thời gian trong câu chuyện như được phân làm hai nửa, một nửa là thực tại, nửa còn lại là thời gian kí ức diễn ra trong đầu Dế Vần khi ông nhớ lại ngày bản thân còn bé như con trai mình hiện tại. Hai khoảng thời gian này được tác giả lồng ghép một cách không thể khéo léo hơn trong một tình huống trùng hợp mà từ đời cha đến đời con. Ở thời của Dế Vần thì đó là một câu chuyện buồn, cậu bé Dế Vần vì không nghe lời của pa mà lỡ làm tắt thở chú chích bông. Dế Vần vẫn luôn ân hận về việc làm của mình cho đến hiện tại. Dế Vần đã kể câu chuyện của mình cho Ò Khìn nghe. Chính ở chi tiết này đã làm câu chuyện sang một ngã rẽ khác. Ò Khin không nằng nặc đòi mang con chim về nuôi mà nóng lòng muốn bố cứu để chim có thể về với mẹ. Ò Khìn đã không mắc phải sai lầm và sự hối tiếc như Dế Vần khi còn nhỏ. Đối với em nội dung tác giả muốn nói và gửi gắm qua câu chuyện không chỉ có thế. Câu chuyện của Dế Vần tượng trung cho những sai lầm của cha mẹ trong quá khứ. Trong khi đó câu chuyện hiện tại của Ò Khìn là những vấn đề tình huống mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hiện tại. Ba mẹ đã từng trải qua những sai lầm đáng tiếc đó nên không muốn con cái mình cũng lặp phải những sai lầm đáng tiếc như thế nên mới tận tình chỉ bảo. Cậu bé Ò Khìn trong chuyện đã nghe lời pa, trả con chim về với bầu trời và chim mẹ của nó. Cậu đã không mắc phải sai lầm của cha câu trong quá khứ, điều này muốn ám chỉ tới sự phát triển tiếp nối giữa các thế hệ, thế hệ sau sẽ làm tốt và phát triển hơn thế hệ trước để những điều đáng tiếc không xảy ra. Vậy nên em nghĩ có lẽ tác giả còn muốn khuyên chúng ta nên nghe lời cha mẹ. Người ba Dế Vần trong câu chuyện đã rất dũng cảm khi thừa nhận sai lầm hồi bé và kể cho con trai nghe về câu chuyện của mình. Nhưng ngoài hiện thực không phải ba mẹ nào cũng làm được việc đó. Có những rào cản vô hình ngăn cho câu chuyện không thể thoát ra thành lời nhưng ba mẹ vì không muốn con đi "vết xe đổ" của bản thân nên chỉ biết liều mình cấm cản, tạo thành sự mất kết nối giữa cha mẹ và con cái. Bởi vậy tác giả đã sử dụng nghệ thuật xây dựng tình huống một cách không thể khéo léo hơn để quá khứ hiện trên trong đầu người cha, tạo nên một kết cục hoàn hảo cho câu chuyện.


  • 52 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021