[Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 7: Đọc hiểu – Lượm

  • 1 Đánh giá

Giải SBT ngữ văn 6 bài 7: Đọc hiểu – Lượm sách "Cánh diều". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 1: Trong bài Đêm nay Bác không ngủ, em đã biết yếu tô miêu tả trong bài thơ thường được thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật nào? Xác định những biện pháp miêu tả đó trong những dòng thơ sau:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Môm huýt sáo vang

Như con chỉm chích

Nhảy trên đường vàng.

Trả lời:

  • Sử dungj những từ láy để miêu tả như: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
  • Sử dụng các biện pháp so sánh để miêu tả dáng vẻ của cậu bé: như ocn chim chích, nhảy trên đường vàng.
  • Sử dụng các cụm động từ để miêu tả: đội lệch, huýt sáo vang

Câu 2: Nêu tác dụng của các biện pháp miêu tả trong 8 dòng thơ đã trích ở bài tập 1.

Trả lời:

Tác dụng của các biện pháp miêu tả ở câu 1 là:

  • Giúp người đọc tưởng tượng rõ ràng hơn hình dáng của chú bé Lượm (như con chim chích,..)
  • Chân dung của chú bé Lượm cũng được bộc lộ rõ hơn (tinh nghịch: ca lô đội lệch, yêu đời: mồm huýt sao vang...)

Câu 3: Theo em, bài thơ có thể chia làm máy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

Theo em bài thơ có thể chia làm ba phần :

  • 5 khổ đầu: hình ảnh của chú bé Lượm khi tác giả vô tình gặp chú
  • 8 khổ tiếp: Lượm làm nhiêm vụ và hi sinh
  • 2 khổ cuối: hình ảnh của chú bé còn sống mãi trong lòng những người ở lại.

Câu 4: (Câu hỏi 3, SGK) Theo em, tại sao các dòng thơ 25, 26, 47 được tách ra thành những khổ thơ riêng?

Trả lời:

  • Thông thường với thể loại thơ 4 chữ thì một khổ gồn 4 câu thơ, các câu thơ 25,26,27 được viết tách ra không phải tác giả sai cũng không phải lỗi đánh máy mà do có dụng ý riêng. Việc tác giả sự dụng biến thể bởi lẽ ông muốn biểu hiện sự đau xót cũng như ngỡ ngàng khi biết tin Lượm đã hi sinh.

Câu 5: (Câu hỏi 5, SGK) Bài thơ kết thúc băng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình ảnh Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa gì?

Trả lời:

  • Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh Lượm như ở những khổ đầu tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ. Nếu những khổ đầu là hình ảnh thực của chú bé Lượm khi gặp tác giả thì khổ cuối chính là hình ảnh chú bé trong tim người viết, đại biểu rằng chú sẽ không hoàn toàn biến mất mà sẽ tồn tại trong ký ức của những người yêu thương chú.

Câu 6: (Câu hỏi 6, SGK) Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm. Hãy viết 3 — 4 dòng giới thiệu về một người mà em biết.

Trả lời:

Trong cuốn sách "Tuổi thơ dữ dội" ngoài nhân vật Lượm còn có rất nhiều bạn nhỏ đồng trang lứa tạo thành một đội, trong đó em ấn tượng nhất là một bạn nữ tên Quỳnh. Là một bạn nữ có niềm đam mê mạnh liệt với âm nhạc và đặc biệt là sáng tác nhạc và đàn piano. Nhà bạn ấy thực ra đã có đàn rồi, cũng là một gia đình khá giả nếu không muốn nói là giàu trong thời kì đó. Nhưng giàu ở đây là bởi vì gia đình bạn ấy theo giặc phản cách mạng. Quỳnh đã từ bỏ cuộc sống dễ chịu thoải mái ở nhà để ra chiến trường chịu khổ. Về sau bạn ấy cũng đã hy sinh anh dũng trên chiến trường.

Câu 7: Tìm một số thông tin về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh ra đời bài thơ Lượm để hiểu thêm nội dung bài thơ này.

Trả lời:

  • Nhà thơ Tối Hữu sinh năm 1920 tại Huế mà mất năm 2002 tại Hà Nội
  • Là nhà thơ của cách mạng, đọc thơ của ông có cảm giác dạt dào của Đảng và nhà nước
  • Nhà thơ đã được nhận rất nhiều giải thưởng quý giá như: Giải nhất giải thưởng Văn Học hội Văn Nghệ Việt Nam, Giải thưởng văn học ASEAN, giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.

  • 10 lượt xem