[Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 8: Đọc hiểu - Khan hiếm nước ngọt Vai trò của nước trong cuộc sống

  • 1 Đánh giá

Giải SBT ngữ văn 6 bài 8: Đọc hiểu - Khan hiếm nước ngọt sách "Cánh diều". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 1. Nghĩa của từ khan hiếm là gì?

A. Khô khan, không có nhiều

B. Rất ít, khó tìm thấy

C. Không có trong cuộc sống

D. Không thấy bao giờ

Trả lời:

Đáp án: B. Rất ít, khó tìm thấy

Câu 2. Phân biệt nước ngọt, nước sạch và nước nói chung.

Trả lời:

  • Nước ngọt: nước trong tự nhiên không có vị mặn như nước biển, là nguồn nước có ở ao hồ sông suối, và cả mạch nước ngầm.
  • Nước sạch: nước không bị nhiễm bẩn hoặc đã được lọc sạch từ nước ngọt bởi con người, dùng trong ăn uống và sinh hoạt của con người.
  • Nước nói chung: chất lỏng không màu tồn tại trong tự nhiên.

Câu 3. (Câu hỏi 3, SGK) Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì và được thể hiện rõ nhất ở câu văn, đoạn văn nào? Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có làm rõ được mục đích của tác giả không?

Trả lời:

  • Mục đích của tác giả khi viết bài viết này là muốn báo động mọi người về tình hình ngày một khan hiếm của nước ngọt, khuyên mọi người nên tiết kiệm nước ngọt
  • Mục đích được thể hiện rõ ở nhiều đoạn trong đó có câu :"Con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước"
  • Lí lẽ avf băng chứng nêu trong văn bản đã đủ để làm rõ được mục đích của tác giả.

Câu 4. (Câu hỏi 4, SGK) Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ như thế nào đối với vẫn đề nước ngọt?

Trả lời:

  • Qua bài viết có thể thấy người viết thể hiện thái độ lo lắng và trăn trở khi nước ngọt con người sử dụng cứ ngày một cạn dần.

Câu 5. (Câu hỏi 5, SGK) So với những điều em biết về nước, văn bản cho em hiểu thêm được những gì?

Trả lời:

  • So với những điều em đã biết từ trước, văn bản giúp em hiểu thêm về sự khác nhau giữa khái niệm các loại nước, biết được tình trạng khan hiếm hiện tại để điều chỉnh thói quen sử dụng nước cho hợp lý hơn.

Câu 6. Vì sao đoạn trích sau được coi là một đoạn văn? Câu chủ đề của đoạn văn này là gì?

Đứng là bề mặt quả đất mênh mông là nước, nhưng đó là nước mặn chứ đâu phải là nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được. Hầu hết nước trên hành tỉnh mà chúng ta đang sống là nước mặn. Trong khi số nước ngọt con lại thì hầu hết bị đóng băng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên dấy múi Hi-ma-lay-a (Himalaya). Vậy thì con người chỉ có thê khai thác nước ngọt ở sông, suối, đâm, ao, hô và nguôn nước ngâm. Số nước ngọt như vậy không phải là vô tận, không phải cứ dùng hết lại có và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra. Đủ thứ rác thải, có những thứ rác tiêu huỷ được, nhưng có những thự hàng chục năm sau chưa chắc đã phá huỷ, cả những chất độc hại cứ vô tư ngắm xuống đất, thải ra sông suối. Như vậy là nguồn nước sạch lại ngày càng khan hiểm hơn nữa.

(Khan hiếm nước ngọt)

Trả lời:

  • Đoạn trích được coi là đoạn văn bởi đó là tập hợp của những câu văn viết liền nhau. Cả đoạn biểu đạt được một ý khá hoàn chỉnh. Câu tóm tắt ý chính của toàn đoạn.
  • Câu chủ đề : "Đứng là bề mặt quả đất mênh mông là nước, nhưng đó là nước mặn chứ đâu phải là nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được"

Câu 7. Tìm kiếm một bài nghị luận có đề tài và chủ đề như bài Khan hiếm nước ngọt để làm rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của nước ngọt, nước sạch.

Trả lời:

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người hay bất kì sinh vật sống nào trên trái đất. Đây là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển. Nước vừa là môi trường, nhưng nó cũng chính là nguồn sống. Nước vừa mang theo vô vàn lợi ích cho sức khoẻ. Nhưng cũng chính là đầu vào, là nguyên liệu trong các hoạt động sản suất, nông nghiệp. Nói một cách dễ hiểu, nếu không có nước sẽ có sự sống.

Cuộc sống trên trái đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên trái đất đều liên quan và phụ thuộc vào nước cũng như vòng tuần hoàn của nước. Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp. Các nguồn nước trong tự nhiên không ngừng vận động và thay đổi những trạng thái tồn tại khác nhau như rắn, lỏng, khí tạo nên vòng tuần hoàn nước trong sinh quyển. Nước bốc hơi, ngưng tụ và mưa,… Theo đó, chúng vận chuyển, hoà tan và mang theo nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất và một số chất cần thiết cho đời sống của sinh vật trên trái đất. Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu.

Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển. Chúng điều hoà các yếu tố khí hậu, đất đai và sinh vật. Nước còn giúp đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong sinh hoạt hằng ngày. Như tưới tiêu cho nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất công nghiệp, khai thác và sản xuất điện năng, tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, kì vĩ giúp khai thác dịch vụ du lịch của mọi miền đất nước.

Đối với cơ thể con người nước chiếm 70% ở lúc sơ sinh và giảm xuống còn 60% khi trưởng thành,85% khối lượng bộ não được cấu tạo từ nước. Trong cơ thể nước đóng vai trò là dung môi cho những phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra. Nước vận chuyển những nguyên tố dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể. Điều hòa thân nhiệt bằng tuyến mồ hôi…Con người vẫn có thể sống sót nếu nhịn ăn 2 tháng, nhưng không thể tồn tại được nếu thiếu nước khoảng 3-4 ngày. Nếu cơ thể mất đi 2% lượng nước thì khả năng làm việc sẽ giảm đi 20%. Nếu mất đi 10% lượng nước thì cơ thể sẽ tự đầu độc và nếu mất 21% lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó cơ thể luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo sự hoạt động ổn định của mình. Nhưng việc uống nhiều nước quá cũng không phải là tốt vì khi đó thận sẽ phải làm việc quá tải và nếu tình trạng diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Đối với đa số nước tồn tại trên hành tinh là một điều hiển nhiên bởi vì nó cần thiết cho hoạt động sống của tất cả các sinh vật. Nhưng ngoài ra nước trên hành tinh còn có một nhiệm vụ khác rất quan trọng đó là điều hòa nhiệt độ của trái đất. Bởi nước là một chất lỏng có nhiệt dung riêng rất lớn vào khoảng 4200j/kg.K. Tức là để đun nóng 1 kg nước lên 1 độ thì phải cần phải cung cấp 4200J. Do đó năng lượng mặt trời chiếu đến hành tinh của chúng ta là rất lớn nhưng nhiệt độ của trái đất luôn được duy trì để đảm bảo sự sống.

Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng nước chiếm 3/4 diện tích trái đất nên không phải lo lắng về việc thiếu nước. Nhưng 3/4 hay 75% nước đó lại chứa tới 97% là nước mặn ở các đại dương, cái mà chúng ta không thể sử dụng được cho những mục đích hàng ngày được. Đó là chưa kể đến 99.7% trong số 3% nước ngọt lại tồn tại ở dạng băng đá và tuyết. Chỉ còn 0.3% trong tổng số lượng nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt của mình.

Mặc dù lượng nước ngọt ít là vậy nhưng hàng ngày chúng ta vẫn đang luôn làm cho nó ít hơn bằng sự vô tâm trong cách sử dụng nước một cách hoang phí và làm ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay công nghiệp phát triển kéo theo đó là việc thải ra môi trường một lượng lớn nước thải. Nếu lượng nước thải này không được xử lý một cách bài bản thì việc ô nhiễm nguồn nước là điều khó tránh khỏi. Báo chí đã phanh phui rất nhiều những doanh nghiệp vì không muốn bỏ ra một số tiền lớn xử lý nước thải đã cố tình che dấu việc thải trực tiếp nước sau sản xuất ra tự nhiên. Điều này sẽ dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước xung quanh và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống xung quanh.

Theo như dự đoán của những nhà phân tích thì trong tương lai nước sạch sẽ là một nguồn tài nguyên quý hiếm không khác gì dầu mỏ ở những thập kỷ trước và thậm trí nước còn có tầm quan trọng hơn rất nhiều. Dầu mỏ có thể được thay thế bằng khí đốt và những nguồn nhiên liệu khác. Nhưng nước thì không. Sẽ không khó tưởng tượng ra viễn cảnh xung đột giữa những quốc gia xung quanh việc chiếm hữu nguồn nước sinh hoạt.

Trong khi dân số ngày càng tăng, nguồn nước lại ngày càng giảm thì việc tìm đến một giải phải tái xử lý, sử dụng nguồn nước ô nhiễm là một phương pháp cần thiết. Ngày nay chúng ta cũng đang dần từng bước trong việc phát triển những hệ thống xử lý và tái tạo nguồn nước ô nhiễm để phục vụ cho việc sinh hoạt. Trong tương lai rất có thể chúng ta sẽ có những thiết bị tái chế nước với hiệu quả cao và giá thành rẻ, nhưng trước mắt việc mà mỗi người chúng ta có thể làm được đó là hãy sử dụng nước một cách phù hợp tránh lãng phí và có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, tránh làm ô nhiễm nguồn nước.


  • 26 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021