Chỉ ra xung đột cơ bản của lớp kịch. Xung đột đó đã cho thấy tâm trạng, tính cách của các nhân vật Thơm, Ngọc, Thái, Cửu ra sao?

  • 1 Đánh giá

c) Chỉ ra xung đột cơ bản của lớp kịch. Xung đột đó đã cho thấy tâm trạng, tính cách của các nhân vật Thơm, Ngọc, Thái, Cửu ra sao?

Bài làm:

Tâm trạng, tính cách của các nhân vật:

  • Nhân vật Thơm:

Lúc cách mạng bị đàn áp dã man, cha và em trai đều hi sinh. Mẹ thì gần như hóa điên và bỏ nhà đi. Tất cả những sự việc ấy luôn ám ảnh, giày vò tâm trí cô, khiến cô day dứt, ân hận.

Sự băn khoăn, nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng. Tuy sự nghi ngờ với Ngọc ngày càng tăng nhưng Thơm vẫn cố níu lấy 1 chút hi vọng vì cô không dễ dàng gì từ bỏ cuộc sống nhàn nhã và những đồng tiền của chồng đưa cho để may sắm.

Giữa lúc ấy thì một tình huống thật bất ngờ đả xảy ra với Thơm bắt cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát. Đó là việc Thái và Cửu bị truy lùng chạy nhầm vào chính nhà của Thơm. Khi Cửu và Thái mới xuât hiện, Thơm đã hoảng hốt, lo lắng. Ở cô lúc này, không có cuộc đấu tranh giữa cái sông và cái chết, cũng không có sự lựa chọn phải giao nộp hai cán bộ này hay che giấu họ. Cô không lo lắng, băn khoăn vì dám cả gan che giấu cán bộ. Thơm hoảng hốt là do quá bất ngờ; lo lắng, đắn đo vì không biết bảo vệ họ thế nào.
Bản chất trung thực và lương thiện ở Thơm, cùng với sự quí mến sẵn có với Thái và cả sự hối hận tất cả những điều đó đã khiến cho Thơm hành động 1 cách mau lẹ và khôn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái và Cửu.

Khi Ngọc quay về nhà, Thơm đã khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ cho 2 người cách mạng. Đồng thời, cũng chính là đến lúc này, Thơm đã nhận rõ bộ mặt Việt gian cùng sự xấu xa của chồng.

Đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng, gay cấn, tác giả đà làm bộc lộ đời sống nội tâm của Thơm với những nỗi day dứt, đau xót và ân hận của Thơm để rồi nhân vật đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về cách mạng.

  • Nhân vật Ngọc:

Ngọc vốn chỉ là một anh nho lại, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn lòng ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, bộ máy cai trị của thực dân ở châu Bắc Sơn bị đánh đổ, Ngọc thù hận cách mạng. Y đã rắp tâm làm tay sai cho giặc, dẫn quân Pháp về đánh trường Vũ Lăng - căn cứ của lực lượng khỏi nghĩa. Ở hồi 4, Ngọc đã thổ hiện bản chất Việt gian của mình. Y ra sức truy lùng những người cách mạng đang lẩn trốn trong vùng, đặc biệt là Thái và Cửu. Ngọc cố che giấu Thơm về bản chất Việt gian phản động của y nhưng dần dần Thơm đã nhận ra và chính vì thế đã thúc đẩy Thơm đứng về phía cách mạng. Tác giả tập trung miêu lả những cái xâu, cái ác của nhân vật Ngọc, chú ý khắc hoạ tính cách của một loại người, nhất quán nhưng không đơn giản.

  • Nhân vật Thái và Cửu:

Trong hồi 4, họ chỉ là nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát. Trong tình thế nguy kịch, bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc, Thái vẫn bình tĩnh, sáng suốt , củng cố được lòng tin của Thơm vào những người cách mạng và thể hiện lòng tin vào bản chất của cô. Còn Cửu thì hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn. Anh đã nghi ngờ Thơm, còn định bắn cô. Mãi đến lúc cuối, khi đã được Thơm cứu thoát, Cửu mới hiểu và tin Thơm.

  • 9 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn VNEN 9 tập 2