Chọn từ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu sau và giải thích lí do lựa chọn
Lựa chọn từ ngữ
1. Trả lời các câu hỏi sau:
a. Với câu: Mỗi khi được nghe tiếng cười tươi trẻ, hồn nhiên của bạn bè trong lớp hay của ai đó bên ngoài, tôi đều cảm thấy ấm lòng, theo em, có thể dùng từ tự nhiên để thay cho hồn nhiên được không? Vì sao?
b. Từ khuất được dùng trong câu: Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn có phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mắt, từ trần, hi sinh
c. Theo em, vì sao trong câu: Điều quan trọng là biết nhận ra những điểm yếu của mình đề tự khắc phục, không thể dùng từ tồn tại thay cho từ điểm yếu
2. Chọn từ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu sau và giải thích lí do lựa chọn:
a. Bị cười, không phải mọi người đều ... giống nhau. (phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác)
b. Rơi vào ..., họ tìm lối thoát trong hành vi tiêu cực. (tắc tị, bé tắc, cùng đường, cùng quẫn)
c. Đi đường phải luôn luôn ... đề tránh tai nạn. (nhìn, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng)
d. Ngoài ... của bản thân, tôi còn được bạn bè, thây cô thường xuyên động viên, khích lệ. (phần đấu, sức lực, khả năng, nỗ lực)
Bài làm:
1. Trả lời các câu hỏi sau:
a. Với câu: Mỗi khi được nghe tiếng cười tươi trẻ, hồn nhiên của bạn bè trong lớp hay của ai đó bên ngoài, tôi đều cảm thấy ấm lòng, theo em, có thể dùng từ tự nhiên để thay cho hồn nhiên được không? Vì sao?
Từ hồn nhiên dùng hợp lý hơn từ tự nhiên. "Hồn nhiên" biểu đạt sự thuần khiết trong tâm hồn, tâm trí, phù hợp hơn khi miêu tả về tính cách, đặc điểm của đối tượng trẻ con.
b. Từ khuất được dùng trong câu: Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn có phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mắt, từ trần, hi sinh
Từ khuất được sử dụng trong câu văn này là phù hợp nhất. "Khuất'' cũng có nghĩa là chết, là từ trần. Nhưng từ này có ý nghĩa nói giảm nói tránh, giảm sự đau thương hơn, nhẹ nhàng hơn.
c. Theo em, vì sao trong câu: Điều quan trọng là biết nhận ra những điểm yếu của mình đề tự khắc phục, không thể dùng từ tồn tại thay cho từ điểm yếu
Dùng từ điểm yếu có ý nghĩa nhấn mạnh vào khuyêt điểm, sự hạn chế của bản thân hơn. Câu văn có tính biểu đạt cao hơn.
2. Chọn từ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu sau (từ chọn được in đậm):
a. Bị cười, không phải mọi người đều ... giống nhau. (phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác)
Phản ứng là thái độ, hành động đáp trả lại một sự việc xảy ra.
b. Rơi vào ..., họ tìm lối thoát trong hành vi tiêu cực. (tắc tị, bế tắc, cùng đường, cùng quẫn)
Bế tắc là trạng thái tâm lý con người rơi vào sự trở ngại lớn, không có lỗi thoát, hoàn cảnh khó khăn.
c. Đi đường phải luôn luôn ... đề tránh tai nạn. (nhìn, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng)
Quan sát là việc sử dụng giác quan để ghi nhận lại sự việc với mục đích nào đó
d. Ngoài ... của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ. (phấn đấu, sức lực, khả năng, nỗ lực)
Nỗ lực là sự chăm chỉ và cố gắng của bản thân nhằm đạt được một kết quả nào đó.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề Để hành tinh xanh mãi xanh...
- Chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì? Thử tưởng tượng em là Thuỷ Tinh và nêu những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Ôn tập học kỳ II
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thách thức đầu tiên Mỗi ngày một cuốn sách
- Mỗi chúng ta đều có thể tưởng tượng ra ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo cách riêng. Hãy ghi lại tưởng tượng của em bằng một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu)
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng Việt trang 56
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Vua chích chòe
- Lập danh sách các thể loại hoặc kiểu văn bản đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai. Với mỗi thể loại hoặc kiểu văn bản, chọn một văn bản và thực hiện các yêu cầu sau
- Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập giữa họ và nêu nhận xét về đặc điểm của hai nhân vật này Soạn Văn 6
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Bài tập làm văn
- Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy liệt kê các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lý Thông
- Nhắc lại những thông tin, thông điệp mà em tiếp nhận được từ văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống