Có các loại đồ dùng điện nào trong gia đình? Căn cứ vào đâu để phân loại các đô dùng đó
C. Hoạt động luyện tập
1. Trả lời các câu hỏi sau:
- Có các loại đồ dùng điện nào trong gia đình? Căn cứ vào đâu để phân loại các đô dùng đó
- Các thông số (số liệu) kĩ thuật của đồ dùng điện là những số liệu gì? Ý nghĩa của từng thông số đó?
- Cách tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện? Hãy tính điện năng tiêu thụ trong một tháng của một gia đình có sử dụng các đồ dùng điện như trên hình 13.2
- Tại sao phải sử dụng hợp lí điện năng? Có cách nào để sử dụng hợp lí điện năng?
Bài làm:
Các đồ dùng điện trong gia đình là: nồi cơm điện, tivi, quạt điện, điều hòa, bình nóng lạnh, máy tính, bàn là, máy giặt,.... Căn cứ vào các kiểu biến đổi năng lượng (quang năng, nhiệt năng, cơ năng...) để phân loại các đồ dùng đó.
Các thông số (số liệu) kĩ thuật của đồ dùng điện là những số liệu:
- Điện áp định mức U (kí hiệu V): cho biết đồ dùng đó có sử dụng được với mạng điện trong gia đình hay không.
- Cường độ dòng điện định mức I (A): Giúp cho đồ vật hoạt động với công suất cao nhất, đó cũng là giới hạn cho phép của dòng điện
- Công suất định mức P (W): cho biết định mức độ tiêu thụ điện năng nhiều hay ít.
Cách tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện: A = Pt
Điện năng tiêu thụ trong một tháng của gia đình sử dụng các đồ dùng điện trên hình 13.2 là:
A = 28,5 + 18 + 6 + 182,4 + 3 + 37,5 + 7,2 + 14,4 = 297 kWh
Phải sử dụng điện năng hợp lí vì:
- Điện năng tiêu thụ rất lớn trong khi khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện không đáp ứng đủ nhu cầu
- Khi điện năng tiêu thụ lớn làm điện áp của mạng điện bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện.
- Công suất làm việc của các đồ dùng điện càng lớn thì tiêu thụ điện càng nhiều làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của các đồ dùng điện.
Cách sử dụng hợp lí điện năng là:
- Giảm bớt tiêu thụ điện trong giờ cao điểm.
- Cần cắt điện một số đồ dùng không thiết yếu: bình nước nóng, lò sưởi, một số đèn không cần thiết, bàn là.
- Ưu tiên sử dụng những đồ dùng tiết kiệm điện
- Luôn vệ sinh, lau chùi sạch sẽ các thiết bị điện
- Tắt hết điện, rút phích cắm khi đi ra ngoài....
Xem thêm bài viết khác
- Em hiểu thế nào là chi tiết máy? Kể những kiểu lắp ghép trong cơ khí mà em biết? Lấy ví dụ về mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được?
- Lập bảng so sánh những đặc điểm giống và khác nhau giữa bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng
- Tìm hiểu một số loại động cơ điện và quạt điện có giá trị xuất khẩu hoặc giá trị kinh tế cao ở địa phương, trong nước
- Quan sát hình ảnh, hãy xác định tên và nhóm tương ứng của các dụng cụ kĩ thuật điện
- Lập quy trình chế tạo giá sách treo tường bằng sắt dùng trong góc học tập của em
- Cách giữ gìn, bảo quản các sản phẩm cơ khí được dùng trong công trình xây dựng của gia đình?
- Hãy nêu những ưu điểm của đồ dùng làm bằng cao su? Hãy kể tên một số đồ vật, chi tiết, thiết bị... trong gia đình được chế tạo bằng cao su
- Hãy kể cách em sử dụng nồi cơm điện để cơm ngon và tiết kiệm điện?
- Công nghệ 8 VNEN bài 12: Vật liệu và dụng cụ kĩ thuật điện
- Đọc bản vẽ chi tiết VÒNG ĐAI (hình 4.3) và hoàn thiện bảng 4.2
- Ứng dụng của đèn Led ngoài ứng dụng để chiếu sáng trong gia đình?
- Công nghệ 8 VNEN bài 3: Sản xuất cơ khí