Đáp án Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 5 năm 2022 - 2023 Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 5

Nội dung
  • 50 Đánh giá

Bài thi an toàn giao thông lớp 5

KhoaHoc mời các bạn cùng tìm hiểu Đáp án Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 5 năm 2022 - 2023 được đăng tải chi tiết trong bài viết dưới đây nhằm hỗ trợ các em tham gia cuộc thi.

Đáp án Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIAO LƯU TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm học 2022 – 2023

ĐỀ BÀI DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 5

Họ và tên: .........................................................................................

Ngày sinh: ...................................... Giới tính: ..................………..

Lớp: ..............................................................................................…

Trường: ..........................................................................................…

Địa chỉ nhà trường: Phường/xã ..............Quận/huyện: ............….

Tỉnh/Thành phố: ...............................................................................

Số điện thoại (nếu có): ......................................................................

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)

Câu 1. Em đang vội đạp xe đi học mà đường lại rất tắc, vậy theo em phải làm thế nào để đến trường an toàn?

A. Đạp xe lên vỉa hè đi cho nhanh;

B. Luồn lách trong đám đông để vượt lên phía trước;

C. Chạy vào làn xe cơ giới để tìm lối thoát;

D. Chú ý quan sát, chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Câu 2. Theo em, quy định nào dưới đây bảo đảm an toàn trên đường đi?

A. Đi vào đường cấm, đường ngược chiều;

B. Đi đúng hướng đường, làn đường cho phép;

C. Đi xe đạp che ô, buông thả 1 tay hoặc cả 2 tay;

D. Đi lên vỉa hè cho thông thoáng.

Câu 3. Khi đi xe đạp tới ngã ba, ngã tư mà gặp đèn vàng, hành động nào dưới đây đảm bảo an toàn nhất?

A. Nhanh chóng đi qua ngã ba, ngã tư trước khi chuyển sang đèn đỏ;

B. Dừng lại trước vạch dừng và chờ cho đến khi đèn xanh mới đi tiếp;

C. Đi chậm qua ngã ba, ngã tư và chú ý quan sát an toàn;

D. Dắt xe qua đường.

Câu 4. Nơi nào sau đây không phải nơi bị che khuất tầm nhìn?

A. Nơi đường thẳng, thông thoáng, không có đường, ngõ cắt ngang;

B. Điểm mù của các phương tiện giao thông;

C. Nơi đường khúc khuỷu, ngoằn ngoèo;

D. Nơi có nhiều phương tiện giao thông lớn dừng đỗ.

Câu 5. Khi đi trên đường, nếu nhìn thấy một vụ tai nạn giao thông, em sẽ làm gì?

A. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, báo cho người lớn đến để họ tìm người giải quyết, tham gia cấp cứu người bị nạn nếu có thể;

B. Vào xem để thỏa trí tò mò;

C. Bỏ chạy vì sợ;

D. Tự cấp cứu cho nạn nhân.

Câu 6. Các bạn chạy chơi trên hè phố rất vui. Vậy theo em, chơi đùa trên hè phố có bảo đảm an toàn không?

A. An toàn, vì trên hè phố không có phương tiện giao thông qua lại;

B. Chỉ an toàn tại những nơi có hè phố rộng, có thể vui đùa thoải mái;

C. Không an toàn, vì em có thể va vào người đi bộ, cây cối hoặc mải chơi chạy xuống lòng đường rất dễ xảy ra tai nạn;

D. Chỉ không được chơi đá bóng, còn các hoạt động khác vẫn an toàn.

Câu 7. Khi qua đường tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ, em cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?

A. Quan sát -> Đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn;

B. Chờ tín hiệu đèn dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh -> Đi sát vào mép đường bên phải -> Đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn -> Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có chiếc xe nào đang đến gần -> Tiếp tục đi tiếp;

C. Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường -> Chờ tín hiệu đèn dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh -> Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắc không có chiếc xe nào đang đến gần -> Đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn;

D. Quan sát -> đi vào mép đường bên phải, đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn.

Câu 8. Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ, quyền ưu tiên thuộc về phương tiện nào?

A. Xe nào bên phải không bị vướng thì được quyền đi trước;

B. Xe nào ra tín hiệu xin đường trước thì xe được đi trước;

C. Quyền ưu tiên thuộc về các phương tiện đường sắt;

D. Quyền ưu tiên thuộc về các phương tiện đường bộ.

Câu 9. Gặp biển nào dưới đây người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ?

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 5 năm 2022 - 2023

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 1 và 3

Câu 10. Khi nào người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách?

A. Khi tham gia giao thông;

B. Chỉ khi tham gia giao thông trên các tuyến đường quốc lộ;

C. Khi tham gia giao thông trên các tuyến đường đô thị;

D. Chỉ người điều khiển phương tiện mới phải đội.

PHẦN B: VIẾT

Em hãy xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về An toàn giao thông với chủ đề “Cổng trường an toàn giao thông”.

Bài làm

Kế hoạch tuyên truyền An toàn giao thông 

1. Mục đích

- Tuyên truyền an toàn giao thông, góp phần xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể giáo viên học sinh, phụ huynh, ... khi tham gia giao thông.

- Góp phần giảm thiểu ùn tắc gây tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe mọi người.

2. Yêu cầu

- Tất cả mọi người cần xác định rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại cổng trường.

- Mọi thành viên phải thực hiện nghiêm túc, chấp hành các quy định về an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trường học theo hướng “Trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện”.

3. Đối tượng tham gia

Tất cả mọi người, đặc biệt là phụ huynh và học sinh.

4. Nội dung chính và cách tiến hành

+ Biên tập và in ấn các tài liệu (tờ gấp, pano, aphich, tranh cổ động...) tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông.

+ Trực tiếp tham gia các buổi vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho các bạn ở lớp, ở trường.

+ Tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp về giáo dục an toàn giao thông trong trường.

+ Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh

+ Phát huy vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể trong nhà trường về công tác giáo dục ATGT; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục ATGT trong trường học.

+ Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng quy định của pháp luật về ATGT trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, thái độ tham gia giao thông trong học sinh. Góp phần giảm thiểu vi phạm ATGT, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, đặc biệt là trẻ em.

+ Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường trong việc tự giác chấp hành và có ý thức tuyên truyền sâu rộng trong cha mẹ học sinh và cộng đồng về các quy định của pháp luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông và văn hóa giao thông.

>>> Tham khảo thêm Em hãy xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về An toàn giao thông với chủ đề “Cổng trường an toàn giao thông”

Đáp án Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 5 năm 2022 - 2023 được KhoaHoc chia sẻ trên đây sẽ hỗ trợ học sinh trong quá trình dự thi. Ngoài ra các em có thể tìm hiểu chuyên mục Bài dự thi để tham khảo thêm đáp án một số cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông khác để có thêm những kiến thức an toàn giao thông bổ ích.

Chủ đề liên quan