Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022

Nội dung
  • 48 Đánh giá

Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng được Khoahoc sưu tầm và đăng tải là bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022. Dưới đây là một số bài văn mẫu để các em tham khảo, hoàn thành tốt bài thi

xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng

Đề bài: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng? (nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, kết quả đạt được).

Kế hoạch phát triển văn hóa đọc mẫu 1

Là người khởi xướng và thực hiện chương trình “Sách hóa nông thôn” nhiều năm nay, ông Nguyễn Quang Thạch chia sẻ: “Sau khi phá vỡ bức tường dày về sự thờ ơ, thiếu quan tâm đến sách của phần đa người Việt, chúng tôi tiến hành xây dựng các tủ sách hướng đến nhiều đối tượng khác nhau”.

Theo đó, "Tủ sách dòng họ", "Tủ sách nông thôn", "Tủ sách lớp học" hay "Tủ sách chiến sĩ" được thực hiện.

Mục đích của ông Thạch khi xây dựng "Tủ sách gia đình và trường học" là để cha mẹ, học sinh hiểu được tầm quan trọng của sách trong giáo dục. Đối với "Tủ sách giáo xứ", ông muốn các linh mục có thể nắm bắt được vai trò của sách trong thời đại mới. Trong khi đó, "Tủ sách dòng họ" hoạt động với mong muốn tạo ra kiến thức trong làng xóm, họ hàng.

Đặc biệt, ông Nguyễn Quang Thạch cho biết thời gian này, chương trình “Sách hóa nông thôn” sẽ tập trung đưa sách đến những gia đình có con em trong độ tuổi 0-6.

“Đó là cách để tạo ra sự kích hoạt hệ thống 'Tủ sách gia đình' trên toàn quốc. Trẻ cần được nuôi dưỡng thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ. Ở Mỹ, khi con mới 5-6 tháng tuổi, cha mẹ đã đưa trẻ đến thư viện để tiếp cận sách”, ông Thạch nói.

Một trong những mục đích hoạt động của “Sách hóa nông thôn” trong năm 2022 là thúc đẩy sự phát triển văn hóa đọc từ các gia đình có con em trong độ tuổi mầm non, từ đó, nuôi dưỡng thói quen đọc cho trẻ sớm nhất có thể.

Sau nhiều năm khảo sát thực tế, ông Thạch nghiên cứu mô hình “Thư viện giá rẻ”. Chẳng hạn, đối với vùng quê Nam Định, Thái Bình, cha mẹ nông dân chỉ cần đóng góp vài chục nghìn đồng cũng có thể cùng nhau xây dựng "Tủ sách lớp học" cho con em mình.

“Mô hình này hướng tới đối tượng có nguồn lực hạn chế, nhưng vẫn tạo ra sự thay đổi lớn. Đây cũng là mục đích dài lâu của ‘Sách hóa nông thôn’. Chúng tôi muốn thúc đẩy một cách có chiều sâu để con em có thể tiếp cận tri thức với mức giá rẻ nhất”, ông Thạch bày tỏ.

Với "Tủ sách yêu con", ông Thạch suy nghĩ nhiều bậc cha mẹ từ nhỏ không có điều kiện đọc, nghe sách. Giờ đây, khi nhận những cuốn sách và đọc cho con nghe, họ vừa giáo dục trẻ, lại vừa có thêm cơ hội tự giáo dục mình.

Kế hoạch phát triển văn hóa đọc mẫu 2

Kế hoạch của em cũng yêu cầu xây dựng, phát triển phong trào văn hóa đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, Kế hoạch cũng yêu cầu xây dựng, phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, một nét đẹp trong đời sống xã hội; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa to lớn, tầm quan trọng của đọc sách đối với việc nghiên cứu, giáo dục và hình thành nhân cách con người; bám sát mục tiêu và các nhiệm vụ.

Mục đích của em khi xây dựng "Tủ sách lớp học" là để mọi người, học sinh hiểu được tầm quan trọng của sách trong giáo dục. Trong khi đó, "Tủ sách lớp học" hoạt động với mong muốn cho mọi người đọc và tạo ra kiến thức trong làng xóm, họ hàng. Đặc biệt, em sẽ tập trung chia sẻ sách đến những gia đình có con trong độ tuổi 0-5 tuổi để đọc. "Tủ sách lớp học" đã được mọi người đóng góp vài chục nghìn đồng cũng có thể cùng nhau xây dựng "Tủ sách lớp học". Giờ đây, khi nhận những cuốn sách và đọc cho con nghe, họ vừa giáo dục trẻ, lại vừa có thêm cơ hội tự giáo dục mình.

Kế hoạch phát triển văn hóa đọc mẫu 3

Kế hoạch của em cũng yêu cầu xây dựng phát triển phong trào văn hóa đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa to lớn, tầm quan trọng của người đọc sách đối với việc nghiên cứu, giáo giục và hình thành nhân cách con người bám sát mục tiêu và nhiệm vụ

Mục tiêu của em khi xây dựng “tủ sách lớp học” Là đề nghị mọi người đọc sách hiểu được tầm quan trọng của sách trong giáo dục. Trong khi đó, “tủ sách lớp học” hoạt động với mong muốn cho mọi người đọc và tạo ra kiến thức trong làng xóm, họ hàng. Đặc biệt, em sẽ tập trung chia sẻ sách đến những gia đình có con trong độ tuổi 4-10 tuổi để học “tủ sách lớp học” đã được mọi người đóng góp vài chục nghìn đồng cũng có thể cùng nhau xây dựng “tủ sách lớp học” giờ đây, khi nhận những cuốn sách và đọc cho con nghe, họ vừa có giáo dục trẻ lại vừa có thêm cả cơ hội tự giáo dục mình

Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ là tài liệu hữu ích cho các em tham khảo, trau dồi thêm vốn từ, từ đó hoàn thiện bài thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022. Ngoài việc tham khảo bài văn mẫu trên các em có thể tham khảo các tài liệu miễn phí khác có trên Khoahoc này nhé.

Chủ đề liên quan