Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 10 năm 2017
Bài làm:
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ: chính luận.
Câu 2. Văn bản bàn về vấn đề “ Thanh niên và số phận” hoặc “Thanh niên và số phận trong xã hội xưa và nay”.
Câu 3.
- Trong văn bản, tác giả dùng hình ảnh “ kim chỉ nam” để chỉ niềm tin và đạo lý.
- Ý nghĩa của hình ảnh (ẩn dụ): Khẳng định vai trò của niềm tin và đạo lý có tác dụng dẫn đường, chỉ lối đúng đắn. Cách nói có hình ảnh, tạo sức hấp dẫn và ý nghĩa cho văn bản.
Câu 4. Học sinh có thể trình bày ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý; không đồng ý hoàn toàn và giải thích được vì sao. Sau đây chỉ là gợi ý các hướng trình bày:
- Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn và khách quan vì: Thanh niên trong xã hội xưa phải tuân theo sự sắp đặt và hoàn toàn thụ động trong cuộc sống do sự quy định của lễ giáo phong kiến và sự hạn chế của quan niệm số phận, định mệnh.
- Ý kiến trên là chủ quan và có phần phiến diện vì: Tuy trong xã hội xưa còn chịu ảnh hưởng nặng nề của những quan niệm giáo lý khắt khe nhưng không phải tất cả thanh niên trong xã hội xưa đều an phận, thụ động trong cuộc sống (có thể dẫn chứng một số nhà hoạt động cách mạng tiêu biểu như Nguyễn Tất Thành - Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người đã có những tư tưởng đối mới so với thế hệ thanh niên đương thời, quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nguy cho dân tộc...)
- Hoặc kết hợp cả hai ý kiến trên để trả lời.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
* Yêu cầu về hình thức: (0,5 điểm0
- Đúng hình thức, bố cục 1 đoạn văn
- Đáp ứng yêu cầu về dung lượng khoảng 200 chữ
- Xác định được vấn đề nghị luận
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung (1,5 điểm): Trên cơ sở đọc hiểu nội dung đoạn văn ở phần Đọc hiểu, học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý chính sau:
a. Giải thích: Ý nghĩa của ý kiến và từ đó nêu luận đề của đoạn văn:
- Ba câu hỏi ám ảnh là ba câu hỏi trăn trở về tình yêu, nghề nghiệp, lối sống luôn lởn vởn, thường trực trong trí óc, khiến phải suy nghĩ, không yên tâm
- Không thể quy cho số phận: không thể đổ lỗi cho số phận, định mệnh.
=> Tình yêu có được hạnh phúc hay đau khổ; nghề nghiệp có được như ý, thành công hay thất bại; lối sống có thuận lợi may mắn hay bất hạnh, rủi ro… không phải do sự định trước của số phận theo một thuyết duy tâm nào đó mà do chính bản thân con người quyết định.
b. Bàn luận
- Quan điểm trên là đúng đắn, khách quan vì:
- Cả 3 vấn đề: tình yêu, nghề nghiệp, lối sống đối với mỗi thanh niên trong xã hội ngày nay đều do bản thân mỗi người tự lựa chọn và có quyền được lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng, năng lực, sở trường… của mình
- Chính các yếu tố: năng lực, phẩm chất, tính cách, tâm hồn, ý chí, nghị lực…của mỗi người sẽ quyết định không nhỏ tới cuộc sống của chính họ (cho vd minh họa)
- Tuy nhiên cũng không loại bỏ yếu tố may rủi của khách quan đem lại trong cuộc sống của mỗi người. May mắn giống như một thứ gia vị cho cuộc sống của mỗi chúng ta (cho vd minh họa).
c. Bài học liên hệ của bản thân
- Luôn làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh
- Sống chân thành, có bản lĩnh, có ý chí, nghị lực; luôn lạc quan và hướng tới những điều tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống
Câu 2 (5,0 điểm)
* Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài. 0,5
* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm xúc trữ tình và chất chính luận trong việc thể hiện những suy cảm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích. 0,5
* Đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ ngữ chính xác; diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc; lập luận mạch lạc, thuyết phục. 0,25
* Triển khai vấn đề
a. Nêu vấn đề nghị luận
b. Giải thích ý kiến:
- Giải nghĩa từ: cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng…
- Khái quát nội dung ý kiến: Hình tượng Đất Nước trong cảm xúc và suy tư của tác giả.
c. Cảm nhận đoạn trích.
- Đất Nước không xa lạ, mơ hồ mà như một sinh thể có bắt đầu, lớn lên; có tâm hồn và khát vọng…==> Tình cảm trân trọng và yêu thương.
- Cách lí giải cội nguồn Đất Nước gắn liền với những cảm nhận về chiều sâu lịch sử, văn hóa hiện hữu giữa nhịp sống quen thuộc, gần gũi của đời thường => Vừa sâu sắc, mới mẻ vừa hợp lí, gợi cảm.
- Thể thơ, giọng điệu, ngôn ngữ và việc sử dụng hợp lí chất liệu văn hóa dân gian… làm nổi bật được sự khác biệt, độc đáo trong cách cảm, cách nghĩ và cách thể hiện hình tượng.
d. Bình luận ý kiến:
- Đoạn trích thể hiện khá rõ những nét riệng trong phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm: sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng.
- Hai yếu tố trên cùng hòa quyện và tạo nên sức hấp dẫn, nét độc đáo của hình tượng thơ: Đất Nước gần gũi và thiêng liêng, quen thuộc và mới mẻ, vừa truyền thống lại vừa mang âm hưởng thời đại.
e. Khái quát lại vấn đề nghị luận
Xem thêm bài viết khác
- Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 23 năm 2017 (có đáp án)
- Đáp án phần Làm Văn Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 27 năm 2017
- Đáp án phần Đọc Hiểu Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 34 năm 2017
- Đáp án phần Đọc Hiểu Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 31 năm 2017
- Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 30 năm 2017 (có đáp án)
- Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 9 năm 2017
- Đáp án phần Làm Văn Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 28 năm 2017
- Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Văn lần 3 năm 2017
- Đáp án chi tiết đề thi THPTQG môn Ngữ Văn theo cấu trúc mới của Bộ, đề số 1
- Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn số 29 năm 2017 của tỉnh Vĩnh Phúc (có đáp án)
- Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Văn lần 4 năm 2017
- Đáp án phần Đọc Hiểu Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 30 năm 2017