Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 21 năm 2017, tỉnh Vĩnh Phúc

  • 1 Đánh giá

Bài làm:

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.

Câu 2: Nội dung chính của văn bản: Giá trị của con người là ở tư tưởng.

- Cơ sở xác định nội dung chính của văn bản: dựa vào nhan đề “Giá trị con người” và câu chủ đề của văn bản “Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng”.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: so sánh (con người được so sánh với cây sậy).

+ Giống nhau: mềm yếu, nhỏ bé

+ Khác nhau: con người có tư tưởng

- Tác dụng: Con người nhỏ bé, yếu ớt trước tạo hóa nhưng lại lớn lao và trường tồn nhờ có tư tưởng.

Câu 4: Bài học về cách nhìn nhận của con người:

- Nhận thức: Nhìn nhận tầm vóc của con người thông qua giá trị tư tưởng mà người đó cống hiến và để lại.

- Thái độ: Đừng đánh giá hay coi trọng con người thông qua giá trị vật chất.

- Hành động: Rèn luyện bản thân để có tư tưởng tích cực, lành mạnh, giàu có.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Gợi ý làm bài

1. Giải thích

- Giá trị: Là tiêu chuẩn để xem xét một con người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng.

- Tư tưởng: Là quan điểm, suy nghĩ chung tiến bộ đối với hiện thực khách quan, với các vấn đề xã hội.

==> “Giá trị của chúng ta là ở tư tưởng” nghĩa là vị thế, tầm vóc của con người trong cuộc sống thể hiện thông qua những suy nghĩ tiến bộ về hiện thực khách quan hay các vấn đề xã hội mà người đó cống hiến và để lại.

2. Phân tích

a. Giá trị của con người không nằm ở vật chất mà người đó có ( của cải, đất đai, vóc dáng bên ngoài)

- Con người nhỏ bé trước vũ trụ bao la, rộng lớn. Trước không gian, thời gian mọi thứ thuộc về vật chất đều dễ bị biến đổi, tan biến.

- Đời người hữu hạn, không có ai trường tồn cùng thời gian.

b. Giá trị của con người nằm ở tinh thần, tư tưởng, tình cảm tiến bộ với hiện thực khách quan, với những vấn đề xã hội.

- Con người có trí tuệ, tư tưởng, có sự sáng tạo, ý chí, nghị lực…vì vậy có thể có những khám phá, phát minh, cống hiến lớn lao cho nhân loại. Dẫu con người mất đi nhưng tư tưởng thì còn mãi.

- Nó vượt qua và trường tồn với không gian, thời gian.

- Dẫn chứng:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh: sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Nguyễn Trãi: nhân nghĩa, yên dân.

+ Các Mác, Lê Nin: sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột tiến tới là giải phóng con người.

+ Nam Cao: nghệ thuật vị nhân sinh

3. Bàn luận, mở rộng

- Phê phán lối sống coi trọng vật chất, coi trọng hình thức.

- Chắt lọc, học hỏi tư tưởng vĩ đại của quá khứ

- Làm giàu vốn tư tưởng lành mạnh, tích cực

4. Bài học và liên hệ bản thân

- Phấn đấu hài hòa đời sống vật chất, đời sống tinh thần để có cuộc sống ý nghĩa.

Câu 2 (5,0 điểm)

Gợi ý làm bài

1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nêu luận đề
- Nguyễn Khoa Điềm (1943), thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Đất Nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
- Đất Nước là đoạn trích thuộc chương V trường ca Mặt đường khát vọng, được sáng tác năm 1971, tại chiến khu Bình Trị Thiên. Tác phẩm thể hiện cảm nhận riêng, độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước ở nhiều phương diện, trong đó có phương diện địa lí, lãnh thổ.
2. Cảm hứng về địa lí, lãnh thổ được thể hiện xuyên suốt trong cả hai phần của bài thơ Đất Nước. Trong đó , ở mỗi phần, phương diện này được thể hiện với một dụng ý khác nhau:
- Phần đầu:

  • Không gian địa lí là một trong những yếu tố làm thành đất nước.
  • Nói về phương diện địa lí, tác giả gợi ra những không gian kì vĩ, thiêng liêng để khẳng định vẻ đẹp tráng lệ hay lòng tự hào về cội nguồn dân tộc, song nhà thơ nghiêng nhiều hơn về phía không gian đời thường, thậm chí là không gian riêng tư gắn liền với tình yêu đôi lứa.

- Phần sau:

  • Nhiều hình ảnh không gian được liệt kê để chứng minh cho tư tưởng Đất Nước của nhân dân.
  • Tác giả đã nhìn ngắm đất nước thông qua một loạt danh thắng, di tích trải dọc chiều dài đất nước, đó là những vùng đất, thắng cảnh mà ngay trong tên gọi nôm na, dân dã đã phần nào nói lên được cuộc sống của nhân dân. Mỗi vùng đất, địa danh đều gắn liền với những huyền tích, huyền thoại và sự thật lịch sử về nhân dân.
  • Qua những địa danh, tác giả khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân (thủy chung, hiếu học, anh dũng…)

- Nghệ thuật thể hiện: sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian; kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng; thể thơ tự do với nhịp điệu linh hoạt; giọng thủ thỉ tâm tình…
3. Đánh giá
- Cách cảm nhận của tác giả về phương diện địa lí lãnh thổ mang tính chất khám phá, đem đến cho người đọc ấn tượng về một đất nước vừa cao cả thiêng liêng, vừa gần gũi bình dị.
- Cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm xuất phát từ sự thức tỉnh của chính ông về trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước, là sự phát triển tư tưởng Đất Nước của nhân dân trong truyền thống văn học dân tộc.

  • 4 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021