Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Văn lần 3 năm 2017
Bài làm:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: (0,5đ) Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2: (0,5đ) Điều sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người là: phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người
Câu 3: (1,0đ) Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến. Tác giả nói như vậy vì:
- “Tầm gửi” là lối sống dựa dẫm vào người khác, là những người kém bản lĩnh, bất tài.
- Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” là những người có lòng tự trọng, có ý thức về giá trị bản thân, luôn nỗ lực vươn lên để đạt được mục đích.
Câu 4: (1,0đ) Thí sinh có thể rút ra bài học:
- Nỗ lực thực hiện ước mơ bằng chính khát vọng và khả năng của bản thân.
- Tự tin, tự trọng làm nên giá trị con người.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Yêu cầu cụ thể:
* Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. (0,25 đ)
* Xác định đúng vấn đề nghị luận:Tính trung thực là phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người.(0,25 đ)
* Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thác tác lập luận để trình bày các luận điểm, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
a. Giải thích (0,5 đ)
- Trung thực là lối sống thật thà, ngay thẳng; không gian dối, lừa gạt làm hại người khác để mưu lợi cho mình.
- Không nhận những món lợi (vật chất, tinh thần) không phải do mình làm nên.
- Can đảm nhận lỗi hoặc những hạn chế yếu kém của mình; dám phản ánh những vấn nạn của xã hội…
- Vì sao phải sống trung thực? Sống trung thực thì lòng sẽ được thanh thản, lương tâm trong sạch, hưởng được hạnh phúc cuộc sống; được nhiều người tin tưởng, kính trọng.
b. Bình luận (0,5 đ)
- Trung thực là đức tính đáng quý ở con người cần được trân trọng, biểu dương
- Phê phán những ai sống lừa gạt, kiếm tiền bằng cách nói dối lừa đảo.
- Có những trường hợp đặc biệt, lòng trung thực nhường chỗ để thực hiện một điều cao cả hơn: đó là tình thương yêu. Ví dụ: bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mà bác sĩ vẫn nói tình hình sức khỏe tiến triển tốt để đem lại sự thanh thản cho bệnh nhân trong những giờ cuối cuộc đời…
- Sống trung thực giúp ta tin yêu con người, làm cho xã hội văn minh tiến bộ.
c. Bài học: Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực.(0,25 đ)
* Sáng tạo: Có những phát hiện mới mẻ, diễn đạt độc đáo. 0,25 đ).
Câu 2 (5 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: (1,75 điểm)
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. (0,5đ).
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà ( Nguyễn Tuân) và những nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật ông lái đò của Nguyễn Tuân. (0,25đ).
- Triển khai vấn đền nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. (0,25đ).
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25đ).
- Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. (0,5đ).
Yêu cầu về nội dung: (3,25 điểm)
* Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
* Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà:
- Giới thiệu khái quát về người lái đò:
- công việc
- ngoại hình
- Các phẩm chất nổi bật của nhân vật được thể hiện qua cuộc giáp chiến căng thẳng với con sông Đà hung bạo
- Diễn biến trận chiến: các trùng vây hiểm trở, cách người lái đò vượt thác dữ và chiến thắng, phong thái ung dung sau khi vượt thác sông Đà.
- Những phẩm chất của người lái đò : bình tĩnh, can đảm, thông minh, táo bạo, giàu kinh nghiệm, tài hoa khéo léo…
* Đánh giá chung:
- Ông lái đò là một hình tượng đẹp về người lao động mới bình dị vừa cần cù, dũng cảm vừa khéo léo tài hoa – một chất vàng mười của Tây Bắc, của đất nước trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Ý nghĩa quan trọng của việc khắc họa vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng , quan niệm về cái Đẹp của tác giả: qua hình tượng này, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm người anh hùng đâu chỉ có trong chiến đấu mà có thể xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống lao động bình dị.
* Phân tích những nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật ông lái đò của Nguyễn Tuân:
- Tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở ông lái đò: nét tài hoa, nghệ sĩ của con người không chỉ thể hiện trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nữa.
- Ý thức tạo nên tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình: càng nhấn mạnh thách thức ghê gớm của ”thạch trận” sông Đà, tác giả càng khắc họa sinh động sự từng trải, mưu mẹo, quyết đoán và gan dạ của ông lái đò.
- Sử dụng từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao; những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị…..
Xem thêm bài viết khác
- Đáp án phần Đọc Hiểu Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 28 năm 2017
- Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Văn lần 4 năm 2017
- Đáp án đề thi thử THPT quốc gia lần 16 năm 2017
- Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 17 năm 2017 của tỉnh Bình Định (có đáp án)
- Đáp án phần Làm Văn Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 30 năm 2017
- Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 11 năm 2017 của tỉnh Thanh Hóa
- Đáp án phần Làm Văn Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 27 năm 2017
- Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn số 29 năm 2017 của tỉnh Vĩnh Phúc (có đáp án)
- Đáp án phần Làm Văn Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 34 năm 2017
- Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 18 năm 2017
- Đáp án phần Làm Văn Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 29 năm 2017
- Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 22 năm 2017, thành phố Hà Nội