Đề 10: Luyện thi THPTQG môn Lịch sử năm 2019
Đề 10: Luyện thi THPTQG môn Lịch sử năm 2019. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới
Câu 1: Đặc điểm của quan hệ quốc tế vào đầu những năm 70 của thế kì XX là xu hướng
- A. đối đầu Đông – Tây.
- B. hòa hoãn Đông – Tây.
- C. hợp tác Đông – Tây.
- D. đối đầu Âu - Mĩ.
Câu 2: Đặc trưng lớn nhất chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
- A. Mĩ và Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho 2 phe: đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
- B. Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và phạm vi đóng quân ở châu Á và châu Âu.
- C. thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột, căng thẳng.
- D. thế giới chia thành hai phe do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe.
Câu 3: Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là
- A. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN.
- B. chú trọng phát triển quan hệ với các nước ở khu vực Đông Bắc Á.
- C. không còn chú trọng hợp tác với Mỹ và các nước Tây Âu.
- D. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc.
Câu 4: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là
- A. phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội.
- B. dùng bạo động vũ trang để đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.
- C. dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.
- D. thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập.
Câu 5: Để thể hiện tinh thần tiêu diệt giặc Mông – Nguyên đến cùng, trên cánh tay các tướng sĩ quân đội nhà Trần đã khắc chữ
- A. Nếu gặp giặc Mông – Nguyên, phải liều chết mà đánh
- B. Thề không đội trời chúng với giặc Mông – Nguyên
- C. Hào khí Đông A
- D. Sát thát
Câu 6: Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Chủ nghĩa thực dân cũ.
- B. Chế độ độc tài thân Mĩ.
- C. Chủ nghĩa thực dân mới.
- D. Bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc.
Câu 7: Từ đầu những năm 90, Nhật nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế
- A. chủ nợ lớn nhất.
- B. siêu cường kinh tế.
- C. siêu cường tài chính.
- D. cường quốc lớn nhất châu Á.
Câu 8: Liên hệ kiến thức đã học, hãy cho biết ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- A. Mở ra một thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta
- B. Đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc
- C. Đánh tan quân Nam Hán, làm nên chiến thắng thủy chiến lẫy lừng
- D. Nhân dân ta giành lại quyền tự chủ
Câu 9: Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
- A. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ
- B. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam
- C. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta
- D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát
Câu 10: Người hạ Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (1010) là
- A. Ngô Quyền
- B. Lý Công Uẩn
- C. Lê Hoàn
- D. Đinh Tiên Hoàng
Câu 11: Nhiệm vụ chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là
- A. kháng chiến chống Pháp.
- B. xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- C. đấu tranh giành độc lập.
- D. kháng chiến chống Mĩ.
Câu 12: Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh.
- B. sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế.
- C. sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.
- D. sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 13: Hiệp ước Bali (1976) được kí kết tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất của tổ chức ASEAN là tên viết tắt của
- A. hiệp ước hợp tác phát triển.
- B. hiệp ước hòa bình và hợp tác.
- C. hiệp ước thân thiện và hợp tác.
- D. hiệp ước bình đẳng và thân thiện.
Câu 14: Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?
- A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
- B. Chi phí cho quốc phòng thấp.
- C. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
- D. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
Câu 15: Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ?
- A. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của nước Anh
- B. Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa
- C. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc
- D. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát
Câu 16: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
- A. Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới.
- B. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc.
- C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 17: Đặc điểm của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là
- A. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
- B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến
- C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
- D. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
Câu 18: Giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì ở bên ngoài lại xuất hiện nguy cơ gì đe dọa nền độc lập của nước ta?
- A. Chủ nghĩa tư bản phương Tây ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông
- B. Nhật Bản tăng cường các hoạt động gây ảnh hưởng đến Việt Nam
- C. Phong kiến Xiêm triển khai kế hoạch bành trướng thế lực ở Đông Nam Á
- D. Nhà Thanh ở Trung Quốc lăm le xâm lược nước ta
Câu 19: Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất
- A. hóa chất lớn nhất thế giới.
- B. tàu thủy lớn nhất thế giới.
- C. phần mềm lớn nhất thế giới.
- D. máy bay lớn nhất thế giới.
Câu 20: Nguyên nhân chính khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là gì?
- A. Nhà Nguyễn không nhận được sự ủng hộ của nhân dân
- B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và thiếu ý chí quyết tâm đánh giặc
- C. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không đủ sức hiệu triệu nhân dân chống Pháp
- D. Tiềm lực kinh tế, quân sự yếu hơn nhiều so với tư bản Pháp
Câu 21: Tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 là
- A. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
- C. cách mạng dân chủ tư sản.
- D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 22: Năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc thắng lợi thuộc về
- A. Mĩ và Liên Xô.
- B. các lực lượng dân chủ tiến bộ.
- C. Anh và Pháp.
- D. Liên Xô và các nước Đồng minh.
Câu 23: Nguyên nhân khiến quân Tống quyết định xâm lược Đại Việt lần thứ hai năm 1075 là
- A. do khó khăn trong nước và sự quấy nhiễu của quân Liêu, Hạ ở biên giới phía Bắc.
- B. do Đại Việt ngày càng lớn mạnh và uy hiếp sự tồn tại của nhà Tống.
- C. do Lý Thường Kiệt mở cuộc tập kíchvào quân Tống ở 3 châu (Khâm, Liêm, Ung).
- D. do Đại Việt không chịu sang triều cống nhà Tống.
Câu 24: Điểm khác biệt trong chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh với Phan Bội Châu là
- A. dựa vào Nhật đánh Pháp.
- B. thực hiện cải cách.
- C. thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- D. thực hiện bạo động.
Câu 25: Đặc trưng kinh tế cơ bản nhất của Liên Xô từ sau 1921 đến năm 1925 là
- A. nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
- B. nền kinh tế tự nhiên, đóng kín.
- C. nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.
- D. nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Câu 26: Điểm giống nhau giữa kháng chiến chống Nam Hán (năm 1938), kháng chiến chống Tống lần 1 (năm 981) và kháng chiến chống Nguyên lần 3 (năm 1288) là
- A. diễn ra trong thời gian lâu dài.
- B. diễn ra trong thế kỉ XIII.
- C. có chiến thắng trên sông Bạch Đằng.
- D. do nhà Trần lãnh đạo.
Câu 27: Nội dung dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới” mà nước Nga thực hiện là
- A. Thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân.
- B. Nhà nước Xô viết nắm độc quyền về kinh tế về mọi mặt.
- C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.
- D. Tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .
Câu 28: Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành chiến lược kinh tế hướng nội nhằm
- A. nhanh chóng xóa bỏ nền kinh tế nghèo nàn, trở thành những nước công nghiệp mới.
- B. thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật của nước ngoài.
- C. nhanh chóng xóa bỏ nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
- D. xây dựng nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 29: Sự khác biệt cơ bản giữa “chiến tranh lạnh” với các cuộc chiến tranh thế giới đã qua:
- A. Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại.
- B. Không xung đột trực tiếp bằng quân sự.
- C. Chiến tranh lạnh chỉ diễn ra chủ yếu giữa hai nước Liên Xô và Mĩ.
- D. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng cang thẳng.
Câu 30: Yếu tố cơ bản nào chứng tỏ cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để?
- A. Lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết ruộng đất cho nông dân, đưa giai cấp tư sản nắm quyền.
- B. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản.
- C. Cách mạng đạt đến đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Giacôbanh.
- D. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.
Câu 31: Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX?
- A. Lật đổ chế độ phong kiến.
- B. Chống Pháp, giành độc lập.
- C. Duy tân, hướng theo chế độ tư bản.
- D. Chống Pháp để tự vệ.
Câu 32: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- B. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
- C. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế.
- D. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu.
Câu 33: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là
- A. Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới
- B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền
- C. Xóa bỏ các trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản
- D. Đáp ứng quyền lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới
Câu 34: Các nước Tây Âu liên kết lại với nhau dựa trên cơ sở nào?
- A. Có chung đường biên giới.
- B. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị.
- C. Tương đồng nền văn hoá, trình độ phát triển, khoa học – kĩ thuật.
- D. Chung nền văn hoá, trình độ phát triển, khoa học – kĩ thuật.
Câu 35: Nét khác biệt giữa trật tự hai cực Ianta với hệ thống Vecsxai- Oasinhtơn là
- A. hình thành 2 phe TBCN và phe XHCN
- B. phân chia thành quả sau chiến tranh
- C. hình thành một trật tự thế giới mới
- D. thành lập được một tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới
Câu 36: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời trong hoàn cảnh nào?
- A. Trong buổi lễ mừng chiến thắng quân Tống
- B. Đang lúc diễn ra trận đánh ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt
- C. Khi vua Tống đầu hàng Đại Việt
- D. Trong cuộc tập kích lên đất Tống của quân ta
Câu 37: Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự thời gian (1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời / 2. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước / 3. Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản / 4. Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao).
- A. 3,1,2,4.
- B. 4,2,3,1.
- C. 3,2,4,1.
- D. 3, 2,1,4.
Câu 38: Một trong những nhân tố phát triển kinh tế của Mĩ mà Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay là
- A. phát triển công nghiệp quân sự và buôn bán vũ khí.
- B. xây dựng và phát triển các tổ chức nghiên cứu phần mềm.
- C. phát triển nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.
- D. chỉ tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
Câu 39: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là
- A. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài
- B. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoanh những vùng đất ở miền Tây
- C. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất
- D. Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc
Câu 40: Vì sao cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai thuộc nội dung phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc?
- A. Chế độ phân biệt chủng tộc đã thống trị lâu dài nhân dân Nam Phi.
- B. Sau khi lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc, nhân dân Nam Phi được giải phóng.
- C. Chế độ phân biệt chủng tộc là chủ nghĩa thực dân trá hình.
- D. Nhân dân Nam Phi giúp các nước châu Phi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, giành độc lập.
Xem thêm bài viết khác
- Đề và đáp án môn Sử mã đề 302 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT
- Đáp án đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn Sử kì thi THPT 2017 Đề số 5
- Đáp án đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn Sử kì thi THPT 2017 Đề số 14
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 315
- Đề thi thử trắc nghiệm môn Sử mới nhất kì thi THPT 2017 Đề số 11
- Đề 4: Luyện thi THPTQG môn Lịch sử năm 2019
- Đề 1: Luyện thi THPTQG môn Sử năm 2018
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 319
- Đáp án đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn Sử kì thi THPT 2017 Đề số 20
- Đề 6: Luyện thi THPTQG môn Lịch sử năm 2019
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 303
- Đề và đáp án môn Sử mã đề 304 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT