Đề 15: Luyện thi THPTQG môn Hóa năm 2018
Đề 15: Luyện thi THPTQG môn Hóa năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới.
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở (X) thấy thể tích O2 cần đốt gấp 1,25 thể tích CO2 tạo ra. Số lượng công thức cấu tạo của X là:
- A. 4
- B. 3.
- C. 5.
- D. 6.
Câu 2: Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là:
- A. 2,24 lít.
- B. 1,12 lít.
- C. 0,56 lít.
- D. 4,48 lít.
Câu 3: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân ?
- A. Gly-Ala.
- B. Saccarozơ.
- C. Tristearin.
- D. Fructozơ.
Câu 4: Cho m gam fructozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0, hiệu suất 80%) thu được 36,4 gam sobitol. Giá trị của m là:
- A. 45,0.
- B. 36,0.
- C. 45,5.
- D. 40,5.
Câu 5: Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch X vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng ?
- A. Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.
- B. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4.
- C. Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được 2a/3 mol kết tủa.
- D. Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Câu 6: Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+,Pb2+, Fe3+... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây ?
- A. Ca(OH)2.
- B. NaCl.
- C. HCl.
- D. KOH.
Câu 7:Những vật bằng nhôm hằng ngày tiếp xúc với H2O dù ở nhiệt độ cao cũng không phản ứng với H2O vì bề mặt của vật có lớp màng:
- A. Al2O3 rất mỏng bền chắc không cho H2O và khí thấm qua.
- B. Al(OH)3 không tan trong nước đã ngăn cản không cho Al tiếp xúc với H2O và khí.
- C. Hỗn hợp Al2O3 và Al(OH)3 bảo vệ Al.
- D. Al tinh thể đã bị thụ động với khí và H2O.
Câu 8: Thành phần chính của quặng Mandehit là:
- A. FeCO3.
- B. Fe2O3.
- C. FeS2.
- D. Fe3O4.
Câu 9: Chất nào sau đây phản ứng với Cu(OH)2 / NaOH tạo dung dịch màu tím ?
- A. Anbumin.
- B. Glucozơ.
- C. Glyxyl alanin.
- D. Axit axetic.
Câu 10:Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.
- B. Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn nhiệt tốt.
- C. Quặng pirit sắt có thành phần chính là FeS2.
- D. Sắt(III) hiđroxit là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước.
Câu 11: Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Monome tạo thành X là :
- A. CH2=C(CH3)COOCH3.
- B. CH2=CH-CN.
- C. CH2=CH-Cl.
- D. H2N-(CH2)6-COOH.
Câu 12: Amin nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường ?
- A. anilin.
- B. iso propyl amin.
- C. butyl amin.
- D. trimetyl amin.
Câu 13:Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí CO (dư) theo sơ đồ hình vẽ:
Oxit X là:
- A. Al2O3
- B. K2O
- C. CuO
- D. MgO
Câu 14:Oxit nhôm không có tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây?
- A. Dễ tan trong nước.
- B. Có nhiệt độ nóng chảy cao.
- C. Là oxit lưỡng tính.
- D. Dùng để điều chế nhôm.
Câu 15: Cho các phản ứng sau:
(1) Cu + H2SO4 đặc, nguội
(2) Cu(OH)2 + glucozơ
(3) Gly-Gly-Gly + Cu(OH)2/NaOH
(4) Cu(NO3)2 + FeCl2 + HCl
(5) Cu + HNO3 đặc, nguội
(6) axit axetic + NaOH
(7) AgNO3 + FeCl3
(8) Al + Cr2(SO4)3
Số phản ứng xảy ra ở điều kiện thường ?
- A. 5.
- B. 7.
- C. 8.
- D. 6.
Câu 16: Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào sau đây ?
- A. AgNO3.
- B. Cu.
- C. NaOH.
-
D. Cl2.
Câu 17:Trong các ion sau: Ag+, Cu2+ Fe2+ Au3+ Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
- A. Ag+.
- B. Cu2+.
- C. Fe2+.
- D. Au3+.
Câu 18: Phản ứng nào sau đây là sai ?
- A. Cu + 4HNO3 đặc nguội → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
- B. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3.
- C. 3Zn + 2CrCl3 → 2Cr + 3ZnCl2.
- D. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.
Câu 19: Cho các kim loại : Al, Cu, Au, Ag. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong các kim loại này là :
- A. Ag.
- B. Cu.
- C. Al.
- D. Au.
Câu 20: Chất nào sau đây ở trạng thái rắn ở điều kiện thường ?
- A. Glyxin.
- B. Triolein.
- C. Etyl aminoaxetat.
- D. Anilin.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn a mol một peptit X tạo thành từ aminoaxit no mạch hở (chỉ có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2) thu được b mol CO2; c mol H2O và d mol N2. Biết b – c = a. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy dư gấp đôi so với lượng cần thiết) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu. Giá trị của m là
- A. 60,4
- B. 76,4
- C. 30,2
- D. 38,2
Câu 22:Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?
- A. Ca.
- B. Na.
- C. Ag.
- D. Fe.
Câu 23:Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nung hỗn hợp gồm Fe và NaNO3 trong khí trơ.
(2) Cho luồng khí H2 đi qua bột CuO nung nóng.
(3) Đốt dây Al trong bình kín chứa đầy khí O2.
(4) Nhúng dây Ag vào dung dịch HNO3 loãng.
(5) Nung hỗn hợp bột gồm CuO và Al trong khí trơ.
Số thí nghiệm có thể xảy ra phản ứng oxi hóa kim loại là
- A. 3.
- B. 4.
- C. 2.
- D. 5.
Câu 24: Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là :
- A. 20,8
- B. 18,6
- C. 22,6
- D. 20,6
Câu 25: Người hút thuốc là nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là :
- A. Mophin.
- B. Heroin.
- C. Cafein.
- D. Nicotin.
Câu 26:Tính chất của lipit được liệt kê như sau:
(1)
Chất lỏng
(2)
Chất rắn
(3)
Nhẹ hơn nước
(4)
Tan trong nước
(5)
Tan trong xăng
(6)
Dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm hoặc axit
(7)
Tác dụng với kim loại kiềm giải phóng
(8)
Dễ cộng
vào gốc axitSố tính chất đúng với mọi loại lipit là
- A. 4
- B. 3
- C. 1
- D. 2
Câu 27: Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2(đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là :
- A. 25,4 gam
- B. 31,8 gam
- C. 24,7 gam
- D. 21,7 gam
Câu 28:Phương trình hóa học nào sau đây sai?
- A. 2Cr + 3H2SO4(loãng) → Cr2(SO4)3+ 3H2.
- B. 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3.
- C. Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O
- D. Cr2O3 + 2NaOH (đặc) → 2NaCrO2 + H2O
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc) thu được 1,8 gam H2O. Giá trị m là
- A. 6,20
- B. 5,25
- C. 3,60
- D. 3,15
Câu 30: Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hòa nhài. Công thức cấu tạo của benzyl axetat là
- A. CH3COOC6H5
- B. CH3COOCH2C6H5
- C. C6H5CH2COOCH3
- D. C6H5COOCH3
Câu 31: Điện phân một lượng dư dung dịch MgCl2 (điện cực trơ, có màng ngăn xốp bao điện cực) với cường độ dòng điện 2,68A trong 2 giờ. Sau khi dừng điện phân khối lượng dung dịch giảm m gam, giả thiết nước không bay hơi, các chất tách ra đều khan. Giá trị của m là :
- A. 8,7
- B. 18,9
- C. 7,3
- D. 13,1
Câu 32: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào nước thu được dung dịch X. Sục khí CO2 vào dung dịch X. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của m và x lần lượt là :
- A. 228,75 và 3,0
- B. 228,75 và 3,25
- C. 200 và 2,75
- D. 200,0 và 3,25
Câu 33:Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp x chứa Mg, MgCO3 và FeCO3 vào dung dịch HCl, thu được hỗn hợp khí Y và dung dịch Z chứa ba chất tan có cùng nồng độ mol. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X vào 300ml dung dịch HNO3 3,4M đun nóng, kết thúc phản ứng thu được dung dịch E và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí F gồm hai khí có tỉ khối so với H2 bằng 22. Cô cạn cẩn thận dung dịch E chỉ thu được hơi nước và gam muối khan. Biết trong E không chứa ion Fe2+. Giá trị của m là :
- A. 27
- B. 24
- C. 26
- D. 25
Câu 34: Cho m gam hỗn hợp M (có tổng số mol 0,03 mol) gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí(đktc) thoát ra. Giá trị của m gần nhất vơi giá trị nào sau đây ?
- A. 6,0
- B. 6,9
- C. 7,0
- D. 6,08
Câu 35: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C4H6O4. Biết rằng khi đun X với dung dịch bazo tạo ra hai muối và một ancol no đơn chức mạch hở. Cho 17,7 gam X tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn khan là :
- A. 28,9 gam
- B. 24,1 gam
- C. 24,4 gam
- D. 24,9 gam
Câu 36: Cho lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80%, thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là :
- A. 11,20
- B. 5,60
- C. 8,96
- D. 4,48
Câu 37: X gồm hai α – aminoaxxit no, hở (chứa một nhóm -NH2, một nhóm –COOH) là Y và Z (Biết MZ = 1,56MY). Cho a gam X tác dụng 40,15 gam dung dịch HCl 20% thu được dung dịch A. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch A cần 140 ml dung dịch KOH 3M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam X thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 32,8 gam. Phân tử khối của Z là :
- A. 117
- B. 139
- C. 147
- D. 123
Câu 38: Cho 8,28 gam chất hữu cơ A chứa C, H, O (có CTPT trùng CTĐG) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô, phần hơi thu được chỉ có nước, phần chất rắn khan khối lượng 13,32 gam. Nung lượng chất rắn này trong oxi dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,54 gam Na2CO3; 14,52 gam CO2 và 2,7 gam nước. Cho phần chất rắn trên vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được hai chất hữu cơ X, Y (biết MX < MY).Số nguyên tử hiđro có trong Y là :
-
A. 6
- B. 8
- C. 10
- D. 2
Câu 39: Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp R gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol dung dịch H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 111,46 gam sunfat trung hòa và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí không màu, tỉ khối hơi của X so với H2 là 3,8 (biết có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí).Phần trăm khối lượng Mg trong R gần với giá trị nào sau đây ?
- A. 31,28
- B. 10,8
- C. 28,15
- D. 25,51
Câu 40: Cho 26 gam hỗn hợp chất rắn A gồm Ca, MgO, Na2O tác dụng hết với dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu được dung dịch A trong đó có 23,4 gam NaCl. Giá trị của V là:
- A.0,09
- B. 1,20
- C. 0,72
- D. 1,08
Xem thêm bài viết khác
- Lời giải câu số 4, 6, 10 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 6
- Cách làm câu số 26, 36, 38 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 28
- Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 12
- Lời giải câu số 10, 15, 23 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 16
- Cách làm câu số 14, 18, 21 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 22
- Lời giải câu số 29, 30, 33 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 8
- Cách làm câu số 31, 33, 34 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 27
- Đáp án Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 7
- Đề và đáp án môn Hóa học mã đề 213 thi THPT quốc gia năm 2017 đáp án của bộ GD-ĐT
- Đề và đáp án môn Hóa học mã đề 206 thi THPT quốc gia năm 2017 đáp án của bộ GD-ĐT
- Lời giải câu số 26, 33, 34 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 10
- Đáp án Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 20