Đề thi giữa kì 2 lớp 9 môn Lịch sử - Đề 2 Đề thi giữa kì 2 môn Sử lớp 9 năm 2022

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Đề thi giữa kì 2 lớp 9 môn Lịch sử năm 2022 có đáp án được KhoaHoc tổng hợp nhằm hỗ trợ các bạn ôn luyện trước khi bước vào bài kiểm tra giữa kì 2 lớp 9.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Sử năm 2022

Câu 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân làm gì để giải quyết nạn đói trước mắt?

A. Tăng gia sản xuất.

B. Thực hành tiết kiệm.

C. Nhường cơm sẻ áo.

D. Tổ chức hũ gạo cứu đói.

Câu 2. Sự kiện nào chứng tỏ quân Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai?

A. Xả súng vào đám đông ngày 2/9/1945 khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh mừng ngày Độc Lập.

B. Đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan Tự vệ thành phố Sài Gòn.

C. Quấy nhiễu nhân ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (6/1/1946).

D. Câu kết với thực dân Anh.

Câu 3. Trước âm mưu và hành động xâm lược của Pháp ở miền Nam, chủ trương của Đảng, chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh là

A. quyết tâm kháng chiến, huy động lực lượng cả nước ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.

B. đàm phán với Pháp để tránh xung đột.

C. nhờ vào sự giúp đỡ của bên ngoài.

D. thỏa hiệp với thực dân Pháp để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Câu 4. Chủ trương của Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh trong việc đối phó với quân Trung Hoa dân quốc là gì?

A. Quyết tâm đánh quân Trung Hoa dân quốc ngay từ đầu.

B. Hòa hoãn với quân Trung Hoa dân quốc để tập trung lực lượng đánh Pháp.

C. Nhờ vào Anh để chống quân Trung Hoa dân quốc.

D. Đầu hàng quân Trung Hoa dân quốc.

Câu 5. Tại sao Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh ký Hiệp định Sơ Bộ ngày 6/3/1946 với Pháp?

A. Tránh tình trạng cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.

B. Tập trung lực lượng đánh quân Trung Hoa dân quốc.

C. Ta biết không thể đánh thắng được quân Pháp.

D. Lợi dụng mâu thuẫn giữa quân Trung Hoa dân quốc và quân Pháp.

Câu 6. Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chủ trương gì?

A. Xây dựng “Quỹ độc lập”.

B. Phát động “Ngày đồng tâm”.

C. Phát động “Tăng gia sản xuất”.

D. Phát động “Không một tấc đất bỏ hoang”.

Câu 7. Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh gì?

A. Thành lập Nha Cảnh sát.

B. Thành lập Nha An ninh.

C. Thành lập Nha Bình dân học vụ.

D. Thành lập quân đội quốc gia Việt Nam.

Câu 8. Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. Nhân dân sẵn sàng bảo vệ thành quả cách mạng.

B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa phát triển từ Âu sang Á.

C. Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

D. Nhân dân ta giành chính quyền, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 9. Để giải quyết nạn đói mang tính chất chiến lược lâu dài, biện pháp nào là cơ bản nhất?

A. Phát động “Ngày đồng tâm”.

B. Kêu gọi sự cứu trợ từ bên ngoài.

C. Chia lại ruộng công cho người nghèo.

D. Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

Câu 10. Lực lượng nào đã dọn đường và tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?

A. Đế quốc Mỹ.

B. Phát xít Nhật.

C. Thực dân Anh.

D. Quân Trung Hoa dân quốc.

Câu 11. Trước những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ lâm thời đã công bố lệnh

A. Tổng tuyển cử trong cả nước.

B. thành lập chính phủ mới.

C. ban hành bộ luật mới.

D. ban hành Hiến pháp.

Câu 12. Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc?

A. Trung đoàn thủ đô.

B. Việt Nam Giải phóng quân.

C. Cứu quốc quân.

D. Dân quân du kích.

Câu 13. Mục tiêu của cuộc chiến đấu chống Pháp ở Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến cuối năm 1946 đầu năm 1947 là

A. Giam chân địch ở thành phố để hậu phương kịp huy động lực lượng kháng chiến chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

B. Tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân Pháp ở Hà Nội, bảo vệ cơ quan đầu não của Trung ương.

C. Phá hủy nhiều kho tàng, sinh lực của địch, cản bước tiến của chúng.

D. Bảo vệ được thủ đô Hà Nội và thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 14. Tại sao trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, các cơ quan của Đảng, Chính phủ ta chuyển từ Hà Nội về Việt Bắc?

A. Địa hình thuận lợi, nhân dân ủng hộ.

B. Ở đây có nhiều đảng viên.

C. Việt Bắc gần Hà Nội.

D. Di chuyển ngẫu nhiên.

Câu 15: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đoạn tư liệu trên được trích trong văn bản nào?

A. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.

C. Bản Tuyên ngôn đọc lập.

D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Câu 16. Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc thu-đông năm 1947 nhằm mục đích gì?

A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. Buộc ta phải đàm phán với Pháp.

C. Giành thắng lợi về quân sự để rút quân về nước.

D. Làm bàn đạp để tiến đánh Trung Quốc.

Câu 17. Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thực dân Pháp có hành động gì?

A. Thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946).

B. Từng bước rút quân về nước, không tham chiến ở Việt Nam.

C. Tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

D. Tiếp tục đề nghị đàm phán với ta để chấm dứt cuộc chiến tranh.

Câu 18. Đại hội nào dưới đây quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia một Đảng riêng?

A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (3/1935).

B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951).

C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960).

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12.1976).

Câu 19. Tên “Đảng Lao động Việt Nam” chính thức có từ

A. tháng 12/1930.

B. tháng 10/1930.

C. tháng 2/1951.

D. tháng 9/1960.

Câu 20. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi năm 1950 được xây dựng trên cơ sở nào?

A. Viện trợ của Mỹ.

B. Kinh tế Pháp phát triển.

C. Kinh nghiệm chỉ huy của Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi.

D. Sự lớn mạnh của chính quyền Bảo Đại.

Câu 21. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia một Đảng riêng là do

A. Để phủ hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước để lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi.

B. Để tạo thuận lợi cho cách mạng Đông Dương.

C. Để phù hợp với xu hướng phát triển của cách mạng.

D. Để nhanh chóng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

Câu 22. Mục đích Mỹ ký “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” với Pháp năm 1950 và “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mỹ” với Bảo Đại năm 1951 là gì?

A. Từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

B. Viện trợ kinh tế, tài chính cho Pháp và Bảo Đại.

C. Tạo sự ràng buộc về kinh tế, quân sự với Pháp.

D. Trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại.

Câu 23. Một quyết định khác biệt của Đại hội đại biểu lần thứ II (2/1951) so với Đại hội đại biểu lần thứ I (3/1935) của Đảng Cộng sản Đông Dương là

A. đưa Đảng ra hoạt động công khai.

B. thông qua các báo cáo chính trị quan trọng.

C. thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Đảng.

D. bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ chính trị.

Câu 24. Trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương (1945-1954), Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mỹ là do

A. Pháp bị thất bại trên khắp chiến trường Việt Nam và Đông Dương.

B. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, giúp đỡ cuộc kháng chiến của Việt Nam.

C. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam.

D. kinh tế, tài chính Pháp bị khủng hoảng.

Câu 25. Điểm yếu lớn nhất của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đối với Pháp là

A. Xa hậu phương của Pháp, bị cô lập.

B. Số lượng quân lính không nhiều.

C. Mang nặng tính chất phòng thủ.

D. Không có lực lượng hải quân.

Câu 26. Quân ta quyết định tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (1954) nhằm mục đích gì?

A. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc địch phải kết thúc chiến tranh.

B. Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

C. Làm thất bại âm mưu của Pháp, Mỹ trong việc kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương.

D. Giải phóng vùng Tây Bắc, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.

Câu 27. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, ta bắt sống được tướng Pháp nào?

A. Lơ-cléc.

B. Na-va.

C. Đờ Gôn.

D. Đờ Cát- tơ-ri.

Câu 28. Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là

A. bắt sống và tiêu diệt toàn bộ 16.200 tên địch.

B. chiến thắng quân sự lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

C. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.

D. tạo điều kiện thuận lợi cho ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh Đông Dương.

Câu 29. Người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ là

A. Hồ Chí Minh.

B. Võ Nguyên Giáp.

C. Phạm Văn Đồng.

D. Trường Chinh.

Câu 30. Thực dân Pháp chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ là do

A. sức ép của Liên Xô.

B. thực dân Pháp bị cô lập ở Điện Biên Phủ.

C. thực dân Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ.

D. dư luận nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Pháp.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9 năm 2022

1-D

2-B

3-A

4-B

5-A

6-A

7-C

8-D

9-D

10-C

11-A

12-A

13-A

14-A

15-D

16-A

17-C

18-B

19-C

20-A

21-A

22-A

23-A

24-A

25-A

26-B

27-D

28-D

29-C

30-C

KhoaHoc xin giới thiệu các mẫu đề thi giữa kì 2 lớp 9 mới nhất, bám sát chương trình học được chúng tôi tổng hợp từ nhiều trường trên cả nước. Với mục tiêu hỗ trợ các em học sinh trong quá trình học tại nhà đạt hiệu quả trước khi bước vào bài kiểm tra giữa kì 2 lớp 9 sắp tới, các đề thi được đăng tải sẽ giúp học sinh vừa có thể củng cố lại kiến thức môn Lịch sử lớp 9 đã được học trên lớp vừa làm quen cấu trúc bài kiểm tra giữa kì 2 lớp 9, cũng như thử sức bản thân nhằm đánh giá năng lực, ôn luyện tốt cho kì thi sắp tới của mình.