Đề thi giữa kì 2 lớp 9 môn Lịch sử - Đề 4 Đề thi giữa kì 2 môn Sử lớp 9 năm 2022
Đề thi giữa kì 2 lớp 9 môn Lịch sử năm 2022 có đáp án được KhoaHoc tổng hợp nhằm hỗ trợ các bạn ôn luyện trước khi bước vào bài kiểm tra giữa kì 2 lớp 9.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Sử năm 2022
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng phản ánh đúng về khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Các cơ sở công nghiệp, chưa kịp phục hồi sản xuất.
B. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.
C. Nhân dân ta mới giành được chính quyền.
D. Trên cả nước còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
Câu 2. Ngày 23/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định điều gì?
A. Cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
B. Công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.
C. Thành lập Hội Liên Hiệp quốc dân Việt Nam.
D. Thành lập Nha Bình dân học vụ.
Câu 3. Trước ngày 6/3/1946, Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện sách lược gì để đối phó với nguy cơ giặc ngoại xâm?
A. Hòa với quân Tưởng để chống thực dân Pháp.
B. Hòa với Pháp để đuổi Tưởng.
C. Hòa với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.
D. Cùng một lúc chống cả hai kẻ thù.
Câu 4. Theo nội dung của bản Tạm ước ngày 14/9/1946, ta nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi nào dưới đây?
A. Một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
B. Chấp nhận cho Pháp đưa 15.000 quân ra Bắc.
C. Một số quyền lợi về chính trị và quân sự.
D. Một số quyền lợi về kinh tế và quân sự.
Câu 5. Bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và bản Tạm ước (14/9/1946), chúng ta đã đập tan âm mưu chóng phá chính quyền cách mạng của các thế lực nào dưới đây?
A. Đế quốc Mĩ câu kết với Tưởng.
B. Thực dân Pháp câu kết với Tưởng.
C. Tưởng câu kết với Pháp.
D. Thực dân Pháp câu kết với Anh.
Câu 6. Lý do nào dưới đây là lý do quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với quân Tưởng, khi thì hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Tưởng?
A. Tưởng dùng tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong.
B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của quân Anh.
C. Chính quyền cách mạng còn non trẻ, không thể cùng lúc chống lại hai kẻ thù mạnh.
D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng.
Câu 7. Sau Hiệp định Sơ bộ (06/03/1946), chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí với Pháp bản tạm ước (14/9/1946) vì
A. Thực dân Pháp dùng sức ép quân sự yêu cầu nhân dân ta phải nhân nhượng thêm.
B. Muốn có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị tốt cho cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp.
C. Thời gian có hiệu lực của Hiệp định Sơ bộ sắp hết.
D. Muốn đẩy nhanh 20 vạn quân Tưởng về nước.
Câu 8. Chủ trương của Đảng và Chính phủ ta trong việc đối phó với quân Tưởng là
A. Chấp nhận sự có mặt của họ vì đó là quân Đồng minh.
B. Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột trực tiếp.
C. Cung cấp lương thực, thực phẩm, phương tiện đi lại và vận động họ rút về nước.
D. Vận động ngoại giao, nhường cho họ một số quyền lợi để họ rút quân.
Câu 9. Từ cuộc đấu tranh ngoại giao, sau Cách mạng tháng Tám 1945, có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
A. Vừa mềm dẻo vừa cương quyết.
B. Cương quyết trong đấu tranh.
C. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh.
D. Nhân nhượng với kẻ thù.
Câu 10. Sự kiện chủ yếu nào diễn ra trong năm 1946 đã củng cố nền móng cho chế độ mới?
A. Thành lập quân đội Quốc gia.
B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
C. Thành lập Ủy ban hành chính các cấp.
D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.
Câu 11. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947 là
A. Chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta.
B. Cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta đã giành thắng lợi.
C. Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp.
D. Buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta.
Câu 12. Lực lượng quân sự nòa của ta được thành lập trong chiến đấu chống thực dân Pháp ở Hà Nội cuối năm 1946 đầu năm 1947?
A. Trung đoàn thủ đô.
B. Tự vệ Thủ đô.
C. Cứu quốc quân.
D. Dân quân du kích.
Câu 13. Đảng ta quyết tâm bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc trước cuộc tấn công của thực dân Pháp thu-đông năm 1947 vì
A. Việt Bắc tập trung các cơ quan đầu não của ta.
B. Việt Bắc là chiến trường chính giữa ta và Pháp.
C. Việt Bắc là giữa căn cứ địa với thủ đô là Hà Nội.
D. Việt Bắc là căn cứ địa của ba nước Đông Dương.
Câu 14. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng (12/1946) đã phát huy đường lối đấu tranh nào của dân tộc ta?
A. Chiến tranh nhân dân.
B. Chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh.
C. Chiến tranh tâm lý.
D. Chiến tranh tranh thủ sự giúp đỡ hoàn toàn bên ngoài.
Câu 15. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh, nội dung nào thể hiện cơ bản nhất tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam?
A. “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng”.
B. “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.
C. “Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên dánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.
D. “Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
Câu 16. Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta là
A. Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B. Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. Toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 17. Nội dung nào dưới đây không nằm trong Kế hoạch Đờ Lát Tát-xi-nhi?
A. Thiết lập hành lang Đông Tây ( Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình-Sơn La).
B. Ra sức phát triển ngụy quân để xây dựng quân đội quốc gia.
C. Thành lập vành đai trắng bao quan trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
D. Tiến hành chiến tranh tổng lực.
Câu 18. Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là
A. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950.
B. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.
C. Chiến dịch Trung Lào năm 1953.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 19. Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến từ thế phòng ngự sang thế tiến công. Đó là ý nghĩa lịch sử của chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.
B. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950.
C. Chiến dịch Tây Bắc năm 1952.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 20. Đại hội đại biểu lần thứ II quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là gì?
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Đảng Lao động Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản liên đoàn.
Câu 21. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam trong Báo cáo Chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội đại biểu Đảng lần thứ II là gì?
A. Đánh đổ đế quốc phong kiến, làm cách mạng dân tộc dân chủ.
B. Đánh đổ thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
C. Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới.
D. Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp có đế quốc Mỹ giúp sức.
Câu 22. Sự kiện tiêu biểu thể hiện liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là
A. thành lập mặt trận Việt-Miên-Lào.
B. thành lập mặt trận Việt Minh.
C. thành lập Hội quốc dân Việt Nam.
D. thành lập mặt trận Liên Việt.
Câu 23. Nội dung nào thể hiện điểm hạn chế của kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (1950)?
A. Vừa tập trung lực lượng, vừa phát triển đội quân nòng cốt.
B. Phân tán lực lượng và chiếm các vị trí quan trọng.
C. Vừa củng cố vừa mở rộng lực lượng.
D. Vừa tập trung vừa phân tán lực lượng.
Câu 24. Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là
A. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
B. các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
C. cấm đưa quân đội và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.
D. các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
Câu 25. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va là do
A. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng.
B. Điện Biên Phủ được Pháp chiếm từ lâu.
C. Điện Biên Phủ ngay từ đầu là trọng tâm của kế hoạch Na-va.
D. Điện Biên Phủ gần nơi đóng quân chủ lực của Pháp.
Câu 26. Hạn chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương đối với Việt Nam là
A. chưa giải phóng được vùng nào ở nước ta.
B. mới giải phóng được miền Bắc.
C. chỉ giải phóng được miền Nam.
D. chỉ giải phóng được vùng Tây Bắc.
Câu 27. Tại sao cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp?
A. Do lập trường ngoan cố của Pháp.
B. Do lập trường ngoan cố của Pháp-Mỹ.
C. Do lập trường ngoan cố của Mỹ.
D. Do tình hình thế giới diễn ra căng thẳng.
Câu 28. Tác động của Hiệp định Giơ-ne-cơ đối với cách mạng Việt Nam là
A. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
B. Mỹ không còn can thiệp vào Việt Nam.
C. chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn.
D. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trong cả nước.
Câu 29. Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va của thực dân Pháp?
A. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954.
B. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
C. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết.
D. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2/1954.
Câu 30. Một quyết định khác biệt của Đại hội đại biểu lần thứ II (2/1951) so với Đại hội đại biểu lần thứ I (3/1935) của Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. đưa Đảng ra hoạt động công khai.
B. thông qua các báo cáo chính trị quan trọng.
C. thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Đảng.
D. bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ chính trị.
Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9 năm 2022
1-D | 2-A | 3-A | 4-A | 5-B | 6-C |
7-B | 8-B | 9-A | 10-D | 11-D | 12-A |
13-A | 14-A | 15-A | 16-C | 17-A | 18-A |
19-B | 20-C | 21-C | 22-D | 23-D | 24-D |
25-A | 26-B | 27-B | 28-A | 29-B | 30-A |