Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 11

  • 1 Đánh giá

Đề thi gồm 40 câu dưới dạng trắc nghiệm (có đáp án) giúp các bạn đánh giá năng lực môn Sinh học và rèn kĩ năng làm bài chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia. Đề thi minh họa THPT quốc gia năm 2017 lần 11

Thời gian làm bài: 50 phút

(không kể thời gian ra đề)

Câu 1: Một gen có chiều dài 0,51µm và có 3900 liên kết hiđro tiến hành nhân đôi 4 đợt. Trong lần nhân đôi đầu tiên của gen đã có sự bắt cặp nhầm giữa ađênin với 1 phân tử 5 - Brôm Uraxin. Tổng số nucleotit mỗi loại trong các gen đột biến là:

A. A= T = 1800, G = X = 2700
B. A= T = 9594, G = X =14422
C. A= T = 1797, G = X = 2703
D. A= T = 4193, G = X = 6307

Câu 2: Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến điểm không làm thay đổi tỉ lệ (A+T)/(G+X)?
(1) Thay thế cặp A -T thành cặp G -X
(2) Thay thế cặp A-T thành cặp T-A
(3) Mất cặp A-T
(4) Mất cặp G-X
(5) Thêm cặp A-T

A. 2
B. 3
C. 1
D. 4

Câu 3: Bảng dưới đây cho biết đường kính tướng ứng với các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực:

Các mức độ xoắn

Đường kính

1. NST kép ở ì giữaa. 300 nm

2.

Cromatit

b.

11 nm

3.

ADN

c.

30 nm

4.

Chuỗi nucleotit

d.

700 nm

5.

Sợi chất nhiễm sắc

e.

2 nm

6.

Sợi siêu xoắn

f.

1400 nm

Trong các tổ hợp ghép đôi dưới đây, phương án nào đúng?

A. 1-d, 2-f, 3-e, 4-b, 5-c, 6-a
B. 1-f, 2-d, 3-e, 4-b, 5-c, 6-a
C. 1-f, 2-d, 3-e, 4-c, 5-b, 6-a
D. 1-a, 2-d, 3-e, 4-c, 5-b, 6-f

Câu 4: Khi nói về giới hạn sinh thái nhiệt độ đối với cá rô phi nuôi ở nước ta, phát biểu nào sau đây không chính xác?

A. Khoảng nhiệt từ 20 - 35oC giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Khi nhiệt độ tăng từ 35oC đến 42oC, hoạt động sinh sản của cá tăng lên.
C. Khi nhiệt độ tăng từ 5,6oC đến 20oC, các hoạt động sống của cá tăng dần.
D. Biên độ giao động về nhiệt của cá rô phi Việt Nam là khoảng 36oC.

Câu 5: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
B. Các con lai F1 có ưu thế lai luôn được giữ lại làm giống.
C. Khi lai giữa hai cá thể thuộc cùng một dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai.
D. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện ở đời F1 sau đó tăng dần qua các thế hệ.

Câu 6: Cho một số phát biểu về ứng dụng của di truyền học đối với công tác tạo giống mới:
(1). Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ lai F1 trong lai khác dòng.
(2). Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo chủ yếu áp dụng ở động vật và vi sinh vật.
(3). Công nghệ tế bào thực vật có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của 2 loài mà phương pháp thông thường không tạo ra được.
(4). Công nghệ tế bào động vật có mục tiêu tạo ra giống mới mang nhiều đặc điểm di truyền quý của các loài động vật.
(5). Gắn gen cần chuyển vào thể truyền có ý nghĩa là giúp gen cần chuyển có thể hoạt động được trong tế bào nhận.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 4
B. 2
C. 3
D. 1

Câu 7: Cơ quan thường được tác động để gây đột biến nhân tạo ở thực vật là:

A. Đỉnh sinh trưởng thân, lá, quả và rễ cây
B. Đỉnh sinh trưởng thân, cành, hạt phấn và bầu nhụy
C. Hạt phấn, biểu bì thân, rễ và lá cây
D. Bầu nhụy, rễ cây, quả và lá

Câu 8: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 300 hoa đỏ : 102 hoa trắng. Phương pháp nào sau đây không thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ ở đời F2?

A. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa trắng ở P
B. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây F1
C. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ P
D. Cho cây hoa đỏ ở F2 tự thụ phấn

Câu 9: Trong quá trình giảm phân của ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb DE/de đều xảy ra hoán vị thì trường hợp nào sau đây không xảy ra?

A. 8 loại với tỉ lệ 3:3:3:3:1:1:1:1
B. 8 loại với tỉ lệ: 2:2:2:2:1:1:1:1
C. 4 loại với tỉ lệ 1:1: 1: 1
D. 12 loại với tỉ lệ bằng nhau

Câu 10: Ở một loài côn trùng, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY; tính trạng màu cánh do hai cặp gen phân li độc lập cùng quy định. Cho con cái cánh đen thuần chủng lai với con đực cánh trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn con cánh đen. Cho con đực F1 lai với con cái có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực cánh trắng : 1 con cái cánh đen : 1 con cái cánh trắng. Cho các cá thể ở Fa giao phối ngẫu nhiên với nhau, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình cánh đen ở đời con là:

A. 5/7
B. 7/32
C. 7/64
D. 1/8

Câu 11: Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã:
1- Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.
2- Hạt bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu
3- tARN có anticodon là 3' UAX 5' rời khỏi ribôxôm.
4- Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé.
5- Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mã mở đầu.
6- Phức hợp [aa2-tARN] đi vào ribôxôm.
7- Mêtionin tách rời khỏi chuổi pôlipeptit
8- Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2.
9- Phức hợp [aa1-tARN] đi vào ribôxôm.
Trình tự nào sau đây là đúng?

A. 2-4-1-5-3-6-8-7
B. 2-5-4-9-1-3-6-8-7
C. 2-5-1-4-6-3-7-8
D. 2-4-5-1-3-6-7-8

Câu 12: Một nhà làm vườn mới mua được một cặp thỏ gồm một thỏ đực lông trắng và một thỏ cái lông đen. Ông cho chúng giao phối với nhau, lứa thứ nhất ông thu được 4 con đều lông đen. Ông đã khẳng định rằng lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng và cặp thỏ mà ông mua là thuần chủng. Kết luận của nhà làm vườn chưa chính xác, giải thích nào sau đây chưa hợp lí?

A. Khi thụ tinh có thể còn nhiều tổ hợp di truyền khác chưa xuất hiện.
B. Phải qua giao phối liên tục qua nhiều lứa và dùng phép lai phân tích để xác định kiểu gen, rồi lập bảng thống kê kết quả của các phép lai, từ đó mới rút ra kết luận về sự di truyền của tính trạng.
C. Các quy luật di truyền đều được rút ra từ rất nhiều thí nghiệm và trên số lượng lớn các thể.
D. Theo quy luật di truyền của Menđen, F1 đồng tính thì P thuần chủng và tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội.

Câu 13: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Cho cà chua tứ bội giao phấn với nhau thu được F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 đỏ: 1 vàng. Kiểu gen bố, mẹ là:

A. AAaa x aaaa
B. AAaa x AAaa
C. Aaaa x Aaaa
D. Aa x Aa

Câu 14: Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBb, khi quan sát quá trình giảm phân hình thành giao tử có 10% tế bào rối loạn phân li trong giảm phân I ở cặp Aa và 20% tế bào khác rối loạn phân li trong giảm phân II ở cặp Bb. Các sự kiện khác diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, giao tử n + 1 chiếm tỉ lệ là:

A. 9%
B. 13%
C. 2%
D. 15%

Câu 15: Cho lúa thân cao, chín sớm lai với lúa thân thấp, chín muộn thu được tỉ lệ 3 thân cao, chín sớm : 3 thân cao, chín muộn : 1 thân thấp, chín sớm : 1 thân thấp, chín muộn. Thế hệ P có kiểu gen:

A. AaBb x Aabb
B. AaBb x aaBb
C. Aabb x AaBB
D. AaBb x aaBB

Câu 16: Chiều cao của một cây được quy định bởi 4 gen không alen nằm trên 4 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong đó cây cao nhất có chiều cao là 320 cm và mỗi alen trội làm chiều cao giảm đi 15 cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thì được F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây có chiều cao 290 cm F2 là:

A. 6/64
B. 7/64
C. 1/64
D. 5/64

Câu 17: Ở một loài lưỡng bội trên NST thường có alen trội A tương ứng với alen lặn a; alen trội B tương ứng với alen lặn b. Có thể tạo ra nhiều nhất số kiểu gen về hai cặp gen trên là:

A. 19 kiểu gen
B. 17 kiểu gen
C. 9 kiểu gen
D. 10 kiểu gen

Câu 18: Các cá thể trong quần thể luôn gắn bó chặt trẽ với nhau thông qua các mối quan hệ:

A. Hỗ trợ hoặc đối kháng
B. Hỗ trợ hoặc hội sinh
C. Hỗ trợ hoặc cạnh tranh.
D. Hỗ trợ hoặc hợp tác

Câu 19: Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa nhưng có vai trò quan trọng đối với tiến hóa. Ý nào sau đây không đề cập đến vai trò giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa:

A. Giao phối ngẫu nhiên làm cho quần thể ổn định qua các thế hệ.
B. Giao phối ngẫu nhiên làm cho đột biến phát tán trong quần thể.
C. Giao phối ngẫu nhiên làm trung hòa tính có hại của đột biến.
D. Giao phối ngẫu nhiên góp phần tạo ra các tổ hợp gen thích nghi.

Câu 20: Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể không thông qua hình thức:

A. Hợp tác.
B. Vật ăn thịt.
C. Di cư.
D. Cạnh tranh

Câu 21: Quan hệ giữa động vật ăn cỏ với vi khuẩn phân rã xelulôzơ thuộc quan hệ:

A. hợp tác
B. cạnh tranh
C. cộng sinh
D.hội sinh

Câu 22: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là:

A. XMXM x XmY
B. XMXm x X MY
C. XMXm x XmY
D. XMXM x X MY

Câu 23: Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở người là:

A. chỉ có trong tế bào sinh dục
B. tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng hoàn toàn XY
C. số cặp nhiễm sắc thể bằng một
D. ngoài các gen qui định giới tính còn có các gen qui định tính trạng thường

Câu 24: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

A. 6 loại mã bộ ba
B. 3 loại mã bộ ba
C. 27 loại mã bộ ba
D. 9 loại mã bộ ba

Câu 25: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = 20 cM, AC = 5 cM, BC = 25 cM, BD = 22 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là:

A. A B C D
B. A D C B
C. B A D C
D. B D A C

Câu 26: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống qua các đại địa chất?

A. Lưỡng cư, côn trùng phát sinh ở kỉ Đêvôn thuộc đại Cổ sinh.
B. Kỉ triat ở đại Trung sinh là thời điểm phát sinh chim, thú.
C. Thực vật có hạt xuất hiện ở kỉ Krêta thuộc đại Trung sinh.
D. Thực vật có mạch chuyển lên cạn ở kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh.

Câu 27: Cho một quần xã gồm các sinh vật sau: thực vật, thỏ, dê, chim sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật phân giải. Chuỗi thức ăn nào sau không thể xảy ra?

A. Thực vật --> chim ăn sâu --> sâu hại thực vật--> sinh vật phân giải.
B. Thực vật --> thỏ --> hổ --> sinh vật phân giải.
C Thực vật --> sâu hại thực vật --> chim ăn sâu --> sinh vật phân giải.
D. Thực vật --> dê --> hổ --> sinh vật phân giải.

Câu 28: Ở người, một bệnh di truyền do đột biến gen trội trên NST thường quy định. Ý nào sau đây đúng khi nói về sự di truyền của bệnh trên?

A. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh chắc chắn con của họ đều bị bệnh.
B. Bố bị bệnh tất cả con sinh ra đều bị bệnh.
C. Mẹ bị bệnh không bao giờ truyền bệnh này cho con trai.
D. Nếu một em bé bị bệnh, chắc chắn ít nhất một trong các ông bà nội, ngoại của e bị bệnh.

Câu 29: Theo quan niệm hiện đại về tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân li độc lập, trao đổi chéo và sự thụ tinh là ba cơ chế xuất hiện trong sinh sản hữu tính hình thành nên nguồn biến dị di truyền lớn cho tiến hóa.
B. CLTN tác động lên từng cá thể sinh vật vì vậy mỗi cá thể sinh vật đều có thể tiến hóa.
C. Suy cho cùng mọi biến dị di truyền cung cấp cho tiến hóa đều là đột biến.
D. CLTN không phải là nguyên nhân duy nhất tạo nên quá trình tiến hóa nhỏ nhưng chỉ có CLTN mới cải thiện được khả năng thích nghi của sinh vật.

Câu 30: Cho các đặc điểm sau:
1. Nhiệt độ cao khá ổn định.
2. Nhiệt độ giao động mạnh theo mùa.
3. Lượng mưa cao , mưa tập trung vào mùa mưa.
4. Rụng lá vào thời kì mùa khô.
5. Lượng mưa trung bình rải rác tương đối đều quanh năm.
6. Thời gian chiếu sáng dài trong hè.
7. Thời gian chiếu sáng ngày đêm dài như nhau.
8. Nhiều cây dây leo thân gỗ.
Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới có đặc điểm:

A. 1, 3, 7, 8
B. 1, 3, 6, 8
C. 1, 3, 4, 7
D. 1, 3, 5, 8

Câu 31: Điểm giống nhau giữa ADN và ARN ở sinh vật nhân thực là:

A. Được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN mẹ.
B. Trong mỗi phân tử đều có mối liên kết hidro và liên kết cộng hóa trị.
C. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân có cấu trúc giống nhau (trừ timin của ADN thay bằng Uraxin của ARN).
D. Tồn tại trong suốt thế hệ tế bào

Câu 32: Khi cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn thu được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2, lấy 4 cây F2 xác suất để cho 3 cây hoa đỏ là:

A. 0,177
B. 0,311
C. 0,036
D. 0,077

Câu 33: Ở thực vật, để tạo ra các cá thể có kiểu gen giống với cá thể ban đầu người ta dùng phương pháp:

A. Nuôi cấy hạt phấn rồi đa bội hóa
B. Kĩ thuật chuyển gen
C. Dung hợp tế bào trần
D. Nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo

Câu 34: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, nhận định nào sau đây đúng?

A. Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng.
B. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh sinh giới có chung nguông gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài.
C. Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy.
D. Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có những đặc điểm tương tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng.

Câu 35: Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, xét gen thứ nhất có 2 alen A và a với tần số tượng ứng 0,7 và 0,3: gen thứ hai có 2 alen B và b với tần số 0,8 và 0,2. Hai gen này nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội trong quần thể là:

A. 81,25%
B. 73,92%
C. 87,36%
D. 31,36%

Câu 36: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì:

A. hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao hơn
B. môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng
C. môi trường nước có nhiệt độ ổn định
D. môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn

Câu 37: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Hai alen A và B nằm trên cùng một nhóm gen liên kết và cách nhau 20 cM. Khi cho cơ thể có kiểu gen AD/ad Bb tự thụ phấn, kiểu hình ở đời con có hai tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ:

A. 50%
B. 37,5%
C. 13,5%
D. 30%

Câu 38: Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã?

A. Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ công sinh, hợp tác và hội sinh.
B. Trong quan hệ hỗ trợ, các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại.
C. Trong quan hệ hỗ trợ dẫn đến sinh vật phải đấu tranh để tìm nguồn sống.
D. Trong quan hệ hỗ trợ ít nhất có một loài được hưởng lợi.

Câu 39: Ở một loài thực vật, kiểu gen A - B – quy định hoa đỏ; A – bb, aaB- , aabb quy định hoa trắng. Khi xử lí các hạt có kiểu gen AaBb bằng consixin người ta thấy thoi phân bào mang cặp gen Aa bị tác động, các thoi phân bào còn lại vẫn hình thành bình thường. Sau đó đem gieo hạt này thu được cây ở thế hệ P. Cho cây thế hệ P lai với cây có kiểu gen AaBb, nhận xét nào sau đây đúng?

A. Cây F1 phát sinh các giao tử với tỉ lệ 4 : 4 : 2 : 2 : 1 : 1
B. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 10 : 10 : 5 : 5 : 5 : 5 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1
C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 25 đỏ : 11 trắng
D. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 33 đỏ : 14 trắng
Câu 40: Nguồn chất hữu cơ chủ yếu cung cấp cho các quần xã sinh vật ở vùng đáy biển sâu có nguồn gốc từ:

A. Quá trình quang hợp của rong và tảo biển.
B. Nguồn dinh dưỡng rơi từ tầng nước mặt xuống.
C. Quá trình tổng hợp của sinh vật nhân sơ thuộc nhóm sinh vật hóa tự dưỡng.
D. Quá trình quang hợp của thực vật biển.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

=> Xem hướng dẫn giải


  • 16 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021