Điền vào chỗ trống tr hay ch? Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
4. Điền chữ hoặc đặt dấu thanh (chọn a hoặc b):
a. Điền vào chỗ trống tr hay ch?
Như ...e mọc thẳng, con người không ...ịu khuất. Người xưa có câu: “...úc dẫu ...áy, đốt ngay vần thẳng”. ...e là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, ...e lại là đồng ...í ...iến đấu của ta. ...e vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
(Theo Thép Mới)
b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
Bình minh hay hoàng hôn?
Trong phòng triên lam tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bao:
- Ông thư đoán xem bức tranh này ve canh bình minh hay canh hoàng hôn.
- Tất nhiên là tranh ve canh hoàng hôn.
- Vì sao ông lại khăng định chính xác như vậy?
- Là bơi vì tôi biết họa si ve tranh này. Nhà ông ta ơ cạnh nhà tôi. Ông ta chăng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.
(Theo Đỗ Xuân Lan)
Bài làm:
a. Điền vào chỗ trống tr hay ch?
Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vần thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
(Theo Thép Mới)
b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
Bình minh hay hoàng hôn?
Trong phòng triển lãm tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bảo:
- Ông thử đoán xem bức tranh này vẽ cảnh bình minh hay cảnh hoàng hôn.
- Tất nhiên là tranh vẽ cảnh hoàng hôn.
- Vì sao ông lại khẳng định chính xác như vậy?
- Là bởi vì tôi biết họa sĩ vẽ tranh này. Nhà ông ta ở cạnh nhà tôi. Ông ta chẳng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.
(Theo Đỗ Xuân Lan)
Xem thêm bài viết khác
- Cùng người thân đố nhau về một hiện tượng thiên nhiên
- Những câu văn nào tả vẻ dẹp của đôi giày ba ta? Nhân vật “tôi” (chị phụ trách) đã làm gì dể dộng viên cậu bé Lái ngày đầu đến lớp?
- Nghe thầy cô kể chuyện " Một nhà thơ chân chính"
- Giải bài 13C: Mỗi câu chuyện nói với chúng ta điều gì?
- Giải bài 16C: Đồ chơi của em
- Trao đổi về nội dung sau: thế nào là một người học sinh có chí?...
- Giải bài 14C: Đồ vật quanh em
- Đọc lại truyện Ông Trạng thả diều và tìm đoạn kết bài của truyện? Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài? So sánh cách kết bài của truyện Ông Trạng thả diều và cách kết bài em viết.
- Giải bài 14B: Búp bê của ai?
- Sắp xếp các từ: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái vào hai nhóm, viết vào vở
- Hãy giới thiệu với các bạn về một món đồ chơi của mình?
- Viết vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò: