Đọc đoạn trích sau và phân tích tính hấp dẫn của nó
III- Luyện tập
Đọc đoạn trích và phân tích tính hấp dẫn của nó thông qua:
Thật thế, phở đối với một hạng người, không còn là một món ăn nữa, mà là một thứ nghiện, như nghiện nước trà tươi...
Ngay từ ở đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong rồi lại ra chùa ngoài. Ta tiến lại gần một cửa hàng bán phở, thật là cả một bài trí nên thơ.
Qua lần cửa kính ta đã thấy gì ? Một bó hành hoa xanh như là mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có... Người bán hàng đứng thái bánh, thái thịt luôn tay, thỉnh thoảng lại mở nắp một cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh Tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu.
Trông mà thèm quá ! Nhất là về mùa rét, có gió bấc thổi hiu hiu, mà thấy người ta ăn phở như thế thì chính mình đứng ở ngoài cũng thấy ấm áp ngon lành. Có ai lại đừng vào ăn cho được...
( Theo Vũ Bằng, món ngon Hà Nội)
Khi phân tích nên linh hoạt một số điểm:
- Sự linh hoạt trong việc sử dụng các kiểu câu
- Việc dùng từ ngữ giày tính hình tượng
- Sự liên hợp nhiều giác quan và liên tưởng khi quan sát
- Cách chọn lọc bộc lộ cảm xúc truwocj tiếp khi nói về đói tượng
Bài làm:
Đoạn văn thuyết minh trên hấp dẫn bởi nó sử dụng linh hoạt các kiểu câu dài ngắn khác nhau kết hợp với các câu cảm thán, nghi vấn. Không những thế còn sử dụng từ ngữ giàu tính tượng hình, giàu liên tưởng như: "Bó hành hoa xanh như lá mạ", "... một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu", .... Từ việc sử dụng những giác quan và liên tưởng khi quan sát đem đến cái nhìn mới, chân thực sống động cho bài văn, bộc lộ cảm xúc hồn nhiên: "Trông mà thèm quá", "Có ai lại đừng vào ăn cho được" thu hút người nghe người đọc.
Xem thêm bài viết khác
- Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho biết ý kiến của anh chị?
- Nội dung chính bài Nỗi thương mình
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đại cáo Bình Ngô
- Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi Bài 4 trang 13 SGK Ngữ văn 10 tập 2
- Soạn văn 10 tập 2 bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt trang 65 sgk
- Soạn văn 10 tập 2 bài phương pháp thuyết minh trang 48 sgk
- Soạn văn 10 bài: Nỗi thương mình trang 107 sgk
- Theo anh (chị) bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là gì
- Soạn văn 10 bài Thề nguyền trang 115 sgk
- Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì?
- Nội dung chính bài Tựa " Trích diễm thi" tập
- Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài:Trong lớp anh (chị) có mội sô bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ ”Cái khó bó cái khôn ” để tự biện hộ, theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng câu tục