Dựa vào bảng 26, hãy nhận xét về cơ cấu ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo nhóm nước và Việt Nam.
Trang 101 sgk Địa lí 10
Dựa vào bảng 26, hãy nhận xét về cơ cấu ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo nhóm nước và Việt Nam.
Bài làm:
Quan sát bảng 26 ta thấy:
- Đối với nước phát triển: dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là công nghiệp – xây dựng. Nông – lâm –ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giảm khu vực nông – lâm –ngư nghiệp và công nghiệp – xây dựng, tăng khu vực dịch vụ.
- Đối với nước đang phát triển: Nông –lâm –ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó đến dịch vụ và thấp nhất là công nghiệp – xây dựng. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giảm khu vực nông –lâm –ngư nghiệp, tăng nhanh công nghiệp – xây dựng, khu vực dịch vụ tăng chậm.
- Việt Nam: Thuộc nhóm nước đang phát triển. Tuy nhiên, hiện nay nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh, khu vực nông –lâm –ngư giảm, dịch vụ tăng chậm.
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào hình 2.2 hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ?
- Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
- Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì? Theo em, đặc điểm nào là quan trọng nhất?
- Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Quan sát hình 7.1 cho biết lớp Manti được chia thành mấy tầng? Giới hạn của mỗi tầng?
- Quan sát hình 11.4, hãy phân tích mối quan hệ : giữa hướng phơi của sườn núi...
- Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa?
- Sản xuất công nghiệp có tác động như thế nào đến tài nguyên và môi trường?
- Em có nhận xét gì về sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn trên thế giới trong thời kì 1900 – 2005?
- Hãy kể tên một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, do gió và sóng biển mà em biết?
- Em có nhận xét gì về sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới?
- Đáp án câu 2 bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống (Trang 15 16 SGK)