Dựa vào câu chuyện Bàn chân kì diệu, em và một bạn (đóng vai người thân) để trao đổi về tính cách đáng khâm phục của anh Nguyễn Ngọc Ký.
B. Hoạt động thực hành
1. Đọc thầm câu chuyện sau: Bàn chân kì diệu
2. Dựa vào câu chuyện Bàn chân kì diệu, em và một bạn (đóng vai người thân) để trao đổi về tính cách đáng khâm phục của anh Nguyễn Ngọc Ký.
Bài làm:
Phân vai: Em đóng vai Con, bạn đóng vai mẹ
- Con: Chạy từ cổng vào, vừa chạy vưa hô to: Thưa bố mẹ con đã đi học về ạ!
- Mẹ: Con đi học về rồi đấy à, vào đây ngồi nghỉ với mẹ một tý rồi hai mẹ con cùng làm bữa tối nhé.
- Con: Vâng ạ! Mà mẹ ơi, con đố mẹ nhé! Theo mẹ, có ai mà viết chữ bằng chân mà chữ đẹp không?
- Mẹ: Viết chữ bằng chân mà lại đẹp ư? À mẹ nhớ rồi có Nguyễn Ngọc Ký đó con.
- Con: Gao, sao mẹ biết hay vậy, hôm nay con vừa được học bài đôi chân kì diệu nói về Nguyễn Ngọc Ký đó mẹ.
- Mẹ: Con đã học được gì, kể lại cho mẹ nghe nào con gái.
- Con: Dạ, thưa mẹ: Ký là người bị liệt cả hai tay nhưng rất ham học. Được nhận vào học, cô giáo và các bạn trong lớp hết lòng giúp đỡ. Ban đầu, cây bút được cặp vào ngón chân không theo được sự điều khiển của Ký nên giấy nhàu nát, mực dây bê bết. Thế là cô giáo thay bút chì cho Ký và Ký tiếp tục kiên nhẫn viết. Đôi lúc Ký bật ngửa ra, chân giơ cao, mặt nhăn nhó đau đớn vì bị chuột rút. Các bạn chạy đến xoa bóp cho Ký. Quá nản chí trước những khó khăn, Ký định thôi học. Nhưng nhờ cô giáo động viên, các bạn trong lớp mỗi người góp một câu, Ký lại tiếp tục. Với nghị lực và kiên trì tập luyện, Ký đã học kịp các bạn. Bao năm khô công, Ký thi đỗ đại học.
- Mẹ: Đó là một người có nghị lực phải không con?
- Con: Vâng ạ! Con nghĩ đây chính là tấm gương mà con và các bạn cần phải học tập.
- Mẹ: Con nói đúng rồi. Con người rất tài năng, không có gì là không làm được. Quan trọng nhất là bản thân mình có muốn làm hay không thôi. Mẹ rất vui khi con gái của mẹ đã thực sự lớn khôn và trưởng thành.
- Con: Vậy mẹ còn chần chừ gì nữa, phải xông pha vào bếp thưởng cho con những món ngon đi chứ.
- Mẹ: Tuân lệnh công chúa của mẹ.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 5C: Ở hiền gặp lành
- Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã nghe, đã đọc
- Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thiện một trong ba đoạn văn sau:
- Dựa vào câu chuyện Bàn chân kì diệu, em và một bạn (đóng vai người thân) để trao đổi về tính cách đáng khâm phục của anh Nguyễn Ngọc Ký.
- Giải bài 4B: Con người Việt Nam
- Tìm hiểu xem xung quanh em có những ai gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Em và gia đình đã làm gì để giúp đỡ họ.
- Lập bảng tổng kết về hai dấu câu mới học theo mẫu sau:
- Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Những câu in đậm trong hai đoạn văn dùng để làm gì? Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Chọn lời giải nghĩa ở cột B cho phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A:
- Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên và viết vào vở:
- Điền vào chỗ trống: tiếng có âm đầu l hoặc n? Tiếng có vần âc hoặc ât?
- Hãy quan sát kĩ chiếc cặp của em hoặc bạn em và viết vào vở một đoạn văn miêu tả đặc điểm bên ngoài chiếc cặp đó