Dựa vào hình 1 và hiểu biết của em, hãy nêu những điều em biết về môi trường đới ôn hòa.
A. Hoạt động khởi động
Dựa vào hình 1 và hiểu biết của em, hãy nêu những điều em biết về môi trường đới ôn hòa.
Bài làm:
Ôn đới là một khu vực khí hậu nằm tại các vĩ độ từ cận kề cận nhiệt đới tới các vòng cực của Trái Đất. Miền ôn đới thể hiện các mùa một cách rõ rệt và tồn tại ở cả Bắc bán cầu lẫn Nam bán cầu. Khí hậu trong miền này biến đổi từ khí hậu hải dương với sự biến thiên nhiệt độ tương đối nhỏ và lượng giáng thủy lớn cho tới khí hậu lục địavới sự thay đổi về nhiệt độ lớn hơn và tương đối khô hơn. Về mặt khí tượng học thì phần lớn miền ôn đới có gió thịnh hành là hướng tây-đông.
Do vị trí trung gian nên thời tiết ôn đới thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh, có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp & sinh hoạt của con người, dặc biệt là những vùng sâu ở trong nội địa. Ở phía đông của Hoa Kỳ, mỗi khi có đợt khí nóng hay đợt khí lạnh tràn đến, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10 °C - 15 °C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm & ấm vào đất liền cũng làm cho thời tiết ôn đới luôn biến động, rất khó dự báo trước.
Thiên nhiên ôn đới thay đổi theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Môi trường ôn đới cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác tùy thuộc vào vĩ độ, vào ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.
Bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng & gió Tây ôn đới nên có môi trường ôn đới hải dương: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm. Càng vào sâu trong đất liền, tính chất lục địa càng rõ nét: lượng mưa giảm dần, mùa dông lạnh & tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng. Thảm thực vật thay đổi dần từ tây sang đông: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.
Ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn. Gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng & khô, mùa đông ấm áp, mưa vào mùa thu - đông. Thảm thực vật cũng thay đổi từ bắc xuống nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc thông tin và quan sát hình 9,11 hoàn thành bảng sau:
- Miêu tả cảnh hoạt động của con người trong hình 4. Theo em, hình ảnh này có mối quan hệ như thế nào với các cuộc phát kiến địa lí?
- Khoa học xã hội 7 bài 23: Châu Nam Cực
- Đọc đoạn hội thoại, quan sát hình 7 và liên hệ với kiến thức đã học, hãy Kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của châu Phi....
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa một số địa điểm ở đới ôn hòa trong hình 3 và hoàn thành bảng sau:
- Đọc thông tin hãy: Cho biết nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào
- Khoa học xã hội 7 bài 17: Đời sống kinh tế, văn hóa thời Lý Trần Hồ (Thế kỉ XVI- đầu thế kỉ XV)
- Khoa học xã hội 7 bài 2: Thế giới rộng lớn và đa dạng
- Khoa học xã hội 7 bài 22: Các khu vực châu Mĩ
- Tìm hiểu về tình hình kinh tế thời Lê sơ Giải Khoa học xã hội 7 bài 30
- Tìm hiểu các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX
- Khoa học xã hội 7 bài 12: Châu Âu thời kì Trung Đại