Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Rừng xà nu
Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Bài làm:
1. Giá trị nội dung
- Câu chuyện thứ nhất là câu chuyện về sự giác ngộ lí tưởng cách mạng và cuộc nổi dậy từ tự phát đến tự giác của dân làng Xô Man, với triết lí cách mạng được cụ Mết - trưởng bản, đúc kết "Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo"
- Câu chuyện thứ hai là câu chuyện về cuộc đời của Tnú - một người con của núi rừng Tây Nguyên, của bản làng Xô Man. Tnú lớn lên trong không khí cả làng làm cách mạng nên con người ấy nhanh chóng bén duyên. Cuộc đời của Tnú là cuộc đời của biết bao nhiêu con người, cũng là hình ảnh biểu trưng cho cả đất nước Việt Nam đau thương mà quật cường đứng dậy trong cuộc đọ sức cam go với đế quốc Mĩ.
2. Giá trị nghệ thuật
- Câu chuyện được kể theo hình thức truyện lồng truyện, truyện của một đời người của Tnú lại được kể trong một đêm qua lời kể của cụ Mết
- Xây dựng được không khí sử thi hào hùng, tráng lệ qua lối kể khan của cụ Mết ở nhà ưng tạo nên sự gắn kết giữa quá khứ, hiện tại và truyền thuyết.
- Xây dựng được những hình tượng đặc sắc mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó là hình tượng của cây xà nu; hình tượng những thế hệ xà nu - những thế hệ của bản làng Xô Man, của mảnh đất Tây Nguyên; hình tượng người anh hùng Tnú
- Ngôn ngữ đặc sắc, mang đậm chất Tây Nguyên
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Vợ chồng A Phủ
- Anh (chị) cảm nhận được ý nghĩa gì của truyện ngắn qua
- Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này có nét gì độc đáo
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ Tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Ơ. Hê-minh-uê?
- Cảm nhận về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài Tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Thực hành về hàm ý
- Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
- Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng. Anh chị cảm nhận
- Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi
- Những nét độc đáo trong quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi (nếp sinh hoạt, phong tục, thiên nhiên, con người, xây dựng tình huống, cốt truyện, nghệ thuật dẫn truyện)
- Anh (chị) hãy viết một số mở bài và kết bài khác nhau cho cùng một bài văn theo một trong những đề bài sau