Giải bài 10: Lịch sự với mọi người - Đạo đức 4, trang 31 sgk
Đạo đức là quan trọng đối với mỗi chúng ta, vì vậy, chúng ta cần phải học tập và trau dồi đạo đức làm người trước khi học kiến thức xã hội. Để giúp các con học tốt hơn và làm bài hiệu quả hơn, KhoaHoc sẽ gửi đến các con bài soạn và bài giải đạo đức lớp 4 hay nhất, ngắn gọn nhất và dễ hiểu nhất. Sau đây, mời các con cùng đến với bài 10: Lịch sự với mọi người sgk đạo đức lớp 4 trang 31.
I. Truyện: Chuyện ở tiệm may
Câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang, bạn Hà trong câu chuyện trên ?
2. Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì ? Vì sao ?
Trả lời:
1. Trang đã biết chào hỏi mọi người, nói năng nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may. Như vậy: Trang đã cư xử rất lịch sự. Hà chưa biết tôn trọng cô thợ may, chưa cư xử đúng mực với người lớn tuổi.
2. Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn không nên cư xử như thế. Phải bình tĩnh, không nóng nảy để có những lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng người khác
II. Ghi nhớ
Lịch sự với mọi người là có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếp xúc. Lịch sự với mọi người, em cũng sẽ được tôn trọng, quý mến.
III. Hướng dẫn trả lời bài tập cuối bài học
Câu 1: Những hành vi, việc làm nào sau đây là nên làm? Vì sao?
Trả lời:
a. Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!”.
=> Không nên làm vì ông lão cũng là người đáng thương, vì hoàn cảnh xô đẩy ông mới phải đi ăn xin, vì vậy nếu Nhàn cho ông gạo cũng phải cho ông trong sự kính trọng và lịch sự chào thưa đầy đủ.
b. Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu.
=>Nên làm vì đó là hành động đúng đắn và lịch sự.
c. Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.
=>Không nên làm vì rạp chiếu phim là chỗ công cộng, có nhiều người nên các bạn nhỏ phải giữ trật tự, giữ im lặng cho những người xung quanh....
d. Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy
=> Nên làm, vì Lâm làm sai thì Lâm đã biết sửa lại lỗi sai của mình, Lâm không ngần ngại khi xin lỗi một em bé.
đ. Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga.
=> Không nên làm vì đó là trò chơi không lành mạnh, dơ bẩn và sẽ làm bạn Nga sợ hãi.
Câu 2: Trong những ý kiến dưới đây, em đồng ý với ý kiến nào?
a. Chỉ cần lịch sự với người lớn tuổi.
b. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã.
c. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn.
d. Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già – trẻ, nam – nữ, giàu – nghèo.
đ. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết.
Trả lời:
Trong những ý kiến trên, em đồng ý với ý kiến:
c. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn.
d. Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già – trẻ, nam – nữ, giàu – nghèo.
Câu 3: Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để nêu ra một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi, ...
Trả lời:
Một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi:
- Trước khi ăn cơm, phải mời người lớn và mọi người ăn cơm
- Khi ăn cơm không nên chọn,đảo thức ăn, phải gặp trình tự
- Khi ăn uống không được cười đùa quá đà làm văng thức ăn
- Khi nói phải chào thưa lễ phép.
- Khi gặp người lớn phải cúi đầu, vòng tay chào lễ phép
- Ăn uống xong phải biết rót nước, lấy tăm mời ông bà, bố mẹ....
Câu 4: Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và đóng vài theo những tình huống sau:
a. Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ. Chẳng may, Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh.
Theo em, hai bạn cần làm gì khi đó?
b. Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người một bạn gái đi ngang quang.
Trả lời:
a. Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ. Chẳng may, Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh.
Theo em, lúc đó, cả hai bạn nên cùng nhau sửa lại đồ chơi nếu không được thì có thể nhờ sự giúp đỡ của người lớn.
b. Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người một bạn gái đi ngang quang.
Theo em, lúc đó, Thành và các bạn nên chạy lại xem bạn gái có bị làm sao không, sau đó xin lỗi bạn ấy về hành động không cố tình đó.
Câu 5: Câu ca dao dưới đây khuyên chúng ta điều gì?
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Trả lời:
Câu cao dao muốn nói rằng những lời nói chúng ta nói hàng ngày cần phải khéo léo lựa chọn sao cho phù hợp sao cho không mất lòng nhau. Nhất là những lúc nóng giận, bực tức cần phải biết kiểm soát hành vi, lời nói của mình để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng - Đạo đức 4, trang 34 sgk
- Giải bài 10: Lịch sự với mọi người - Đạo đức 4, trang 31 sgk
- Giải bài 12: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo - Đạo đức 4, trang 37 sgk
- Giải bài 2: Vượt khó trong học tập - Đạo đức 4, trang 5 sgk
- Giải bài 3: Biết bày tỏ ý kiến - Đạo đức 4, trang 8 sgk
- Giải bài 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ - Đạo đức 4 trang 17
- Giải bài 5: Tiết kiệm thời giờ - Đạo đức 4 trang 14
- Giải bài 4: Tiết kiệm tiền của - Đạo đức 4, trang 11
- Giải bài 8: Yêu lao động - Đạo đức 4, trang 23 sgk
- Giải bài 14: Bảo vệ môi trường - Đạo đức 4, trang 42 sgk
- Giải bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao động
- Giải bài 13: Tôn trọng luật giao thông - Đạo đức 4, trang 40 sgk