Giải bài 3: Biết bày tỏ ý kiến - Đạo đức 4, trang 8 sgk
Đạo đức là quan trọng đối với mỗi chúng ta, vì vậy, chúng ta cần phải học tập và trau dồi đạo đức làm người trước khi học kiến thức xã hội. Để giúp các con học tốt hơn và làm bài hiệu quả hơn, KhoaHoc sẽ gửi đến các con bài soạn và bài giải đạo đức lớp 4 hay nhất, ngắn gọn nhất và dễ hiểu nhất. Sau đây, mời các con cùng đến với bài 3: Biết bày tỏ ý kiến - Đạo đức 4, trang 8 sgk
I. Tình huống:
- Em được phân công làm một công việc không phù hợp với khả năng.
- Bị cô giáo hiểu lầm và phê bình.
- Chủ nhật này bố mẹ dự định cho em đi chơi công viên, nhưng em lại muốn đi xem xiếc.
- Em muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường nhưng chưa được phân công.
Câu hỏi:
1. Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống trên? Vì sao?
2. Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em và lớp em?
Trả lời:
1. Xử lí tình huống:
- Em được phân công làm một công việc không phù hợp với khả năng.
=> Em sẽ xin phép cô giáo đổi sang một công việc khác phù hợp hơn với khả năng để làm công việc đó được tốt nhất và hiệu quả nhất.
- Bị cô giáo hiểu lầm và phê bình.
=>Em sẽ gặp riêng cô để trình bày lại cho cô hiểu và không còn hiểu nhầm mình nữa.
- Chủ nhật này bố mẹ dự định cho em đi chơi công viên, nhưng em lại muốn đi xem xiếc.
=>Em sẽ xin bố mẹ thay vì đi công viên thì có thể đi xem xiếc được không, bởi vì em thích xem xiếc và đã lâu em chưa được xem xiếc.
- Em muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường nhưng chưa được phân công.
=>Em sẽ bày tỏ ý kiến mong muốn được tham gia các hoạt động với bạn lớp trưởng hoặc với cô giáo chủ nhiệm.
2. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người sẽ không hiểu và đưa ra những quyết định không phù với nhu cầu, mong muốn của mình...
II. Ghi nhớ
Mỗi trẻ em đều có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về những việc liên quan đến trẻ em. Em cần mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ những ý kiến, mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ.
III. Luyện tập trả lời câu hỏi cuối bài học
Câu 1: Hãy nhận xét về những hành vi, việc làm của từng bạn trong mỗi trường hợp dưới đây:
a. Bạn Dung rất thích múa, hát. Vì vậy, bạn đã ghi tên tham gia vào đội văn nghệ của lớp.
b. Để chuẩn bị cho buổi liên hoan lớp, các bạn phân công Hồng mang khăn trải bàn. Hồng rất lo lắng vì nhà mình không có khăn nhưng lại ngại không dám nói.
c. Khánh đòi bố mẹ mua cho một chiếc cặp mới và nói sẽ không đi học nếu không có cặp mới.
Trả lời:
a. Em đồng ý với việc làm của bạn Dung, vì ca hát là niềm yêu thích của bạn nên bạn mạnh dạn đăng kí là đúng.
b. Em không đồng ý với việc làm của Hồng. Trong trường hợp nếu Hồng không có thì Hồng nên nói với các bạn để các bạn phân Hồng nhiệm vụ khác và giao nhiệm vụ mang khăn trải bàn cho bạn nào ở nhà có khăn.
c. Khánh làm thế là không đúng. Nếu cặp của Khánh chưa bị hỏng, vẫn dùng được thì nên tiếp tục dùng. Hơn nữa, việc bạn đòi hỏi mua cặp mới không có gì xấu nhưng việc bạn dọa không đi học nếu không có cặp mới là không tốt.
Câu 2: Em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những ý kiến dưới đây và bày tỏ thái độ của mình (tán thành, phân vân hoặc không tán thành):
Trả lời:
a. Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
=>Tán thành
b. Cách chia sẻ, bày tỏ ý kiến phải rõ ràng và tôn trọng người nghe.
=> Tán thành
c. Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
=> Tán thành
d. Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em.
=> Phân vân (tùy vào từng trường hợp nhất định).
đ. Mọi ý muốn của trẻ em đều phải thực hiện.
=> Không tán thành
Câu 3: Em hãy cùng các bạn trong nhóm chơi trò chơi “Phóng viên”, phỏng vấn lẫn nhau về những nội dung sau:
- Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em.
- Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em.
- Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm.
- Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch.
- Dự định của em trong hè này
Trả lời:
Phóng viên: Chào bạn, xin tự giới thiệu mình là Nam Anh đến từ câu lạc bộ phóng viên nhỏ của trường. Không biết bạn có thể dành một chút thời gian để mình phỏng vấn một số vấn đề sắp tới của của trường ta hay không?
Bạn: Chào bạn, mình rất sẵn lòng, bây giờ chúng ta có thể bắt đầu.
Phóng viên: Cảm ơn bạn. Câu đầu tiên bạn có nhận xét gì về tình hình vệ sinh của lớp bạn nói riêng và của trường mình nói chung?
Bạn: Về tình hình vệ sinh lớp mình luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm túc việc trực nhật hàng ngày để lớp luôn sạch và gọn gàng. Không chỉ ở riêng lớp mình mà các lớp khác cũng đều vệ sinh sạch sẽ nên trường mình luôn tươi sạch, trong lành và mát mẻ.
Phóng viên: Cảm ơn bạn. Vậy sắp tới lớp bạn có buổi sinh hoạt, bạn có thể kể một chút về buổi sinh hoạt đó được không?
Bạn: Cuối tuần này, lớp mình tổ chức sinh hoạt với nội dung chủ yếu là tuyên dương, phê bình và tổng kết lại một tuần học tập. Nêu mục tiêu của tuân tiếp theo.
Phóng viên: Cũng sắp nghỉ hè rồi, bạn có dự định kế hoạch gì chưa?
Bạn: Mình dự định sẽ đi cắm trại cùng với các bạn trong lớp và học lớp múa ở nhà thi đấu quận.
Phóng viên: Các bạn sẽ dự định đi tham quan ở đâu, và bạn muốn được phân công công việc gì trong chuyến đi đó?
Bạn: Dự kiến sau buổi tổng kết năm học cả lớp sẽ đi cùng cô giáo đi cắm trại ở Ba Vì, Hà Nội. Trong chuyến đi đó, mình được phân công phụ trách tổ chức các trò chơi cho các bạn.
Phóng viên: Cảm ơn bạn rât nhiều về buổi phỏng vấn này.
Bạn: Không có gì. Cảm ơn bạn!
Câu 4: Em hãy kể chuyện hoặc cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về quyền được tham gia ý kiến của trẻ em.
Trả lời:
Sau bữa cơm tối, cả nhà ngồi quây quần lại với nhau và bàn kế hoạch về chuyến đi chơi Nha Trang sắp tới. Lan cũng vội vã vứt đồ chơi một bên vừa chạy ra phòng vừa nói:
- Cho con tham gia bàn luận với.
Anh trai Lan vội đáp lại:
- Đồ trẻ con biết gì mà bàn với luận, đi chỗ khác chơi đi, đến hôm cứ việc đi chơi là được rồi.
Nghe anh trai Lan nói vậy, mẹ nhắc nhở nhẹ:
- Hải Anh sao con nói em như vậy? Mặc dù em còn nhỏ nhưng em cũng có thể tham gia cuộc họp mà con, có thể ý kiến của em tốt hoặc chưa tốt nhưng cùng là người một nhà thì cho em tham gia nữa chứ con.
Nghe mẹ nói vậy, Lan chạy sà vào người mẹ để tham gia cuộc họp gia đình.
Mở đầu cuộc họp mẹ hỏi Lan:
- Bé Lan thấy sắp tới mình đi Nha Trang có được không con?
Lan nhanh nhảu đáp:
- Dạ được ạ, con nghe các bạn nói Nha Trang đẹp lắm ạ. Nhưng đi Nha Trang nắng nên mẹ phải mang kem chống nắng kẻo cháy da và đen da ạ.
Cả nhà òa cười vì không nghĩ một đứa bé cũng có thể suy nghĩ chu đáo như vậy, và cuộc họp gia đình vẫn diễn ra sôi nổi bằng những câu góp ý dễ thương và đáng yêu của bé Lan.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 12: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo - Đạo đức 4, trang 37 sgk
- Giải bài 10: Lịch sự với mọi người - Đạo đức 4, trang 31 sgk
- Giải bài 13: Tôn trọng luật giao thông - Đạo đức 4, trang 40 sgk
- Giải bài 4: Tiết kiệm tiền của - Đạo đức 4, trang 11
- Giải bài 5: Tiết kiệm thời giờ - Đạo đức 4 trang 14
- Giải bài 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ - Đạo đức 4 trang 17
- Giải bài 8: Yêu lao động - Đạo đức 4, trang 23 sgk
- Giải bài 2: Vượt khó trong học tập - Đạo đức 4, trang 5 sgk
- Giải bài 3: Biết bày tỏ ý kiến - Đạo đức 4, trang 8 sgk
- Giải bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo - Đạo đức 4, trang 20 sgk
- Giải bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng - Đạo đức 4, trang 34 sgk
- Giải bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao động