Giải bài 14 hóa học 9: Thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối
Nhằm áp dụng kiến thực lí thuyết vào thực tiễn. KhoaHoc chia sẻ tới các bạn Bài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn
Nội dung bài học gồm hai phần
- Lý thuyết về tính chất hóa học của bazơ và muối
- Giải các thí nghiệm SGK
A. Lý thuyết
1. Tính chất hóa học của bazơ
a, Tác dụng với chất chỉ thị màu.
- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
b, Tác dụng với oxit axit
- Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O
c, Tác dụng với axit
- Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
d, Bị nhiệt phân
Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
- Thí dụ: Cu(OH)2
CuO + H2O
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
2. Tính chất hóa học của muối
a, Tác dụng với kim loại
- Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
VD: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
b, Tác dụng với axit
- Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.
VD: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
c, Tác dụng với dung dịch muối
- Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
VD: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
d, Tác dụng với dung dịch bazơ
- Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.
VD: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
e, Phản ứng phân hủy muối
- Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…
VD: 2KClO3 2KCl + 3O2
CaCO3 CaO + CO2
B. Giải các thí nghiệm SGK
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Thí nghiệm 1: Natri hidroxit tác dụng với muối
- Quan sát hiện tượng và giải thích.
- Kết luận về tính chất hóa học của bazơ. Viết phương trình hóa học.
Thí nghiệm 2: Đồng (II) hidroxit tác dụng với axit
- Quan sát hiện tượng và giải thích.
- Kết luận về tính chất hóa học của bazơ. Viết phương trình hóa học.
Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại.
- Quan sát hiện tượng và giải thích.
- Kết luận về tính chất hóa học của muối. Viết phương trình hóa học.
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối
- Quan sát hiện tượng và giải thích.
- Kết luận về tính chất hóa học của muối. Viết phương trình hóa học.
Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit
- Quan sát hiện tượng và giải thích.
- Kết luận về tính chất hóa học của muối. Viết phương trình hóa học.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 2 bài 45: Axit axetic
- Giải câu 1 bài 38: Axetilen
- Giải câu 2 bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit.
- Giải câu 4 bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat
- Giải thí nghiệm 3 bài 6: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit
- Giải bài 4 hóa học 9: Một số axit quan trọng
- Giải câu 4 bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- Giải câu 1 bài 13: Luyện tập chương 1- Các loại hợp chất vô cơ
- Giải câu 3 bài 51: Saccarozơ
- Giải câu 1 bài 14: Thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối
- Giải bài 48 hóa học 9: Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- Giải câu 1 bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ