Giải bài 34 địa lí 12: Phân tích mối quan hệ giữa dân số đối với sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
Chúng ta đã tìm hiểu những thế mạnh, hiện trạng phát triển kinh tế ở đồng bằng Sông Hồng, trong đó bao gồm cả vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của vùng. Để nắm vững, hiểu rõ về mối quan hệ giữa dân số và sản xuất lương thực của vùng, mời các em tìm hiểu bài: “Phân tích mối quan hệ giữa dân số đối với sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng”.
Bảng 34. Dân số, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước băn 1995 và 2005.
Các chỉ số | Đồng bằng sông Hồng | Cả nước | ||
1995 | 2005 | 1995 | 2005 | |
Số dân (nghìn người) | 16137 | 18028 | 71996 | 83106 |
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha) | 1117 | 1221 | 7322 | 8383 |
Sản lượng lương thực (nghìn tấn) | 5340 | 6518 | 26141 | 39622 |
Bình quân lương thực có hạt (kg/người) | 331 | 362 | 363 | 477 |
1. Tốc độ tăng trưởng của các chỉ số (đơn vị: %)
Các chỉ số | Đồng bằng sông Hồng | Cả nước | ||
1995 | 2005 | 1995 | 2005 | |
Số dân (nghìn người) | 100 | 111,7 | 100 | 115,4 |
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha) | 100 | 109,3 | 100 | 114,4 |
Sản lượng lương thực (nghìn tấn) | 100 | 122,0 | 100 | 151,5 |
Bình quân lương thực có hạt (kg/người) | 100 | 109,4 | 100 | 131,4 |
2. Tỉ trọng của đồng bằng sông Hồng so với cả nước theo các chỉ số (đơn vị: %)
Các chỉ số | Đồng bằng sông Hồng | Cả nước | ||
1995 | 2005 | 1995 | 2005 | |
Số dân (nghìn người) | 22,4 | 21,7 | 100 | 100 |
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha) | 15,3 | 14,6 | 100 | 100 |
Sản lượng lương thực (nghìn tấn) | 20,4 | 16,5 | 100 | 100 |
Bình quân lương thực có hạt (kg/người) | 91,1 | 75,9 | 100 | 100 |
Nhận xét:
- Chỉ số gia tăng (%) của dân số, diện tích gieo trồng lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt và bình quân lương thực có hạt trên người thấp hơn so với cả nước từ năm 1995 đến 2005, nhất là sản lượng lương thực có hạt và bình quân lương thực trên người.
- ĐBSH tỷ trọng diện tích gieo trồng lương thực, sản lượng lương thực có hạt. Bình quân lương thực trên người trong 2 năm 1995 và 2005 so với cả nước vẫn thấp hơn và có chiều hướng giảm mạnh vào năm 2005. Nguyên nhân là do:
- Dân số đông, lại gia tăng nhanh.
- Đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh nên diện tích gieo trồng lương thực tăng nhẹ, khả năng mở rộng rất hạn chế, làm cho gia tăng sản lượng lương thực chậm, tỷ trọng sản lượng lương thực so với cả nước có chiều hướng giảm.
=> Dân số đông lại tăng nhanh, trong khi diện tích lương thực tăng nhẹ nên dẫn đến bình quân lương thực trên người ở ĐBSH thấp hơn cả nước và có chiều hướng giảm mạnh từ năm 1995 –2005.
3. Mối quan hệ giữa dân số đối với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng:
- Do có những cố gắng trong việc thâm canh cây lương thực nên mặc dù diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt giảm nhưng sản lượng trên thực tế vẫn tăng.
- Tuy nhiên do sức ép của dân số trên bình quân lương thực có hạt theo đầu người vẫn giảm so với cả nước.
4. Phương hướng giải quyết
- Tích cực mở rộng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt.
- Thâm canh tăng vụ là giải pháp chủ yếu để giải quyết tốt nhất vấn đề lương thực.
- Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ sinh
- Nâng cao mức sống, giải quyết việc làm, từ đó mức sinh sẽ giảm dần
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH. Cụ thể là trong nông nghiệp cần phải tích cực giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trộng của ngành chăn nuôi và thủy sản.
- Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây LT và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
Xem thêm bài viết khác
- Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực như thế nào?
- Hãy nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay.
- Tại sao lao động trong các ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ thấp?
- Đường xích đạo là gì?
- Vì sao sông ngòi nước ta có đặc điểm nêu trên?
- Giải thích vì sao việc trồng cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên có ý nghĩa to lớn không những về mặt kinh tế, xã hội mà cả về môi trường?
- Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào và vào thời gian nào trong năm?
- Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng?
- Việc đánh bắt hải sản của ngư dân ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng?
- Quan sát biểu đồ (hình 26.1 trang 113 SGK), hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta.
- Vì sao nói Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam?
- Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng?