Giải bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân trang 9 sbt Tiếng Việt 5 tập 2
Soạn bài tiếng Việt 5 tập 2, Giải bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân trang 9 sbt. Tất cả những câu hỏi, bài tập trong bài chính tả này đều được KhoaHoc hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu
Câu 1: Trang 9 sbt Tiếng Việt 5 tập 2
Đánh dấu X vào trước dòng nêu đúng nghĩa của từ cồn dân:
Người làm việc trong cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước.
Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
Người lao động làm công ăn lương ở doanh nghiệp tư nhân.
=> Hướng dẫn làm bài:
Người làm việc trong cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước.
X Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
Người lao động làm công ăn lương ở doanh nghiệp tư nhân.
Câu 2: Trang 9 sbt Tiếng Việt 5 tập 2
Xếp những từ có tiếng công cho dưới đây thành ba nhóm :
Công có nghĩa là "của nhà nước, của chung” | ………………………………………… |
Công có nghĩa là “không thiên vị” | ………………………………………… |
Công có nghĩa là “thợ, khéo tay” | ………………………………………… |
công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm
=> Hướng dẫn làm bài:
Công có nghĩa là "của nhà nước, của chung” | công dân, công cộng, công chúng |
Công có nghĩa là “không thiên vị” | công bằng, công lí, công minh, công tâm |
Công có nghĩa là “thợ, khéo tay” | công nhân, công nghiệp |
Câu 3: Trang 9 sbt Tiếng Việt 5 tập 2
Đánh dấu X vào trước những từ đồng nghĩa với từ công dân :
Đồng bào dân tộc công chúng
Nhân dân dân nông dân
Dân chúng
=> Hướng dẫn làm bài:
X nhân dân
X dân
X dân chúng
Câu 4: Trang 9 sbt Tiếng Việt 5 tập 2
Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không ? Viết lời giải thích vào chỗ trống :
Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…
=> Hướng dẫn làm bài:
Trong câu trên không thế thay thế từ “công dân” bằng các từ đồng nghĩa với nó. Vì ở trong câu này, nghĩa của từ “công dân” có nghĩa “ người có quyền lợi và nghĩa vụ” hoàn toàn trái với từ “nô lệ” đó là “người bị tước hết quyền làm người, không có tư liệu sản xuất, không có quyền tự do và là vật chất sở hữu của người khác”. Dùng từ “công dân” trong trường hợp này là phù hợp nhất.