Giải câu 3 bài 4: Một số axit quan trọng
Câu 3.(Trang 19 SGK)
Bằng cách nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học ?
a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4
b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4
c) Dung dịch Na2SO4 và H2SO4
Viết phương trình hóa học
Bài làm:
a) Nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 : dùng muối bari
- Cho dung dịch muối BaCl2 vào hai ống nghiệm, mỗi ống chứa sẵn dung dịch HCl và H2SO4
- Ở ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa thì dung dịch chứa ban đầu là dung dịch H2SO4
BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4
- Ở ống nghiệm không thấy hiện tượng gì thì dung dịch chứa ban đầu là dung dịch HCl
b) Nhận biết dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4 : dùng muối bari
- Cho dung dịch muối BaCl2 vào hai ống nghiệm, mỗi ống chứa sẵn dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4
- Thấy kết tủa là dung dịch Na2SO4 không có kết tủa là dung dịch NaCl
BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4
c) Nhận biết dung dịch Na2SO4 và H2SO4 dùng quỳ tím.
- Cho quỳ tím vào từng dung dịch: dung dịch làm quỳ tím đối sang màu đỏ là dung dich H2SO4,
- Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là dung dịch muối Na2SO4.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 2 bài 8: Một số bazơ quan trọng Tiết 2
- Giải câu 3 bài 48: Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- Giải câu 1 bài 56: Ôn tập cuối năm Phần 2
- Giải câu 5 bài 2: Một số oxit quan trọng Tiết 2
- Giải câu 1 bài 56: Ôn tập cuối năm Phần 1
- Giải bài 9 hóa học 9: Tính chất hóa học của muối
- Hướng dẫn giải câu 1 bài 16: Tính chất hóa học của kim loại
- Giải câu 5 bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải câu 3 bài 2: Một số oxit quan trọng Tiết 2
- Giải câu 2 bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
- Giải câu 2 bài 30: Silic. Công nghiệp silicat
- Giải câu 3 bài 39: Benzen