Giải SBT GDCD 6 bài 11: Mục đích học tập của học sinh
Giải SBT GDCD lớp 6, giải chi tiết và cụ thể bài 11: Mục tiêu học tập của học sinh sách BT GDCD lớp 6 trang 37 . KhoaHoc sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bài hiệu quả nhất và ngắn gọn nhất. Hi vọng bài giải sẽ giúp các bạn học tốt chương trình GDCD lớp 6.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Bài tập 1: Em hãy cho biết mục tiêu học tập của học sinh là gì?
Bài tập 2: Theo em, thế nào là mục đích học tập đúng đắn ? Thế nào là mục đích học tập sai ? Cho ví dụ
Bài tập 3: Vì sao học sinh phải biết xác định mục đích học tập đúng đắn ?
Bài tập 4,5:
Bài 4 : Theo em, mục đích học tập nào dưới đây là đúng đắn nhất ?
A. Làm cho cuộc sống của bản thân sau này tốt hơn
B. Đế có bằng cấp, có địa vị cao trong xã Hội
C. Để có khả năng lao động tốt, làm giàu cho gia đình và quê hương
D. Để được nhiều người nể phục, kính trọng
Bài 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện là người học sinh có mục đích học tập đúng đắn ?
A. Chỉ hôm nào cô dặn sẽ kiểm tra thì Hoan mới học kĩ bài
B. Vì sợ thua điểm Lan về môn Toán nên Vân dành nhiều thời gian và cố gắng học thật kì môn này
C. Ngày nào Toàn cũng làm bài, học bài đủ các môn để nắm vững kiến thức.
D. Sợ bị cha mẹ mắng nên Liên luôn cố gắng học tốt.
Bài tập 6: Em tán thành hoặc không tán thành với những ý kiến nào dưới đây?
Ý kiến | Tán thành | Không tán thành |
A. Những người thông minh thì không cần phải cố gắng trong học tập cũng đạt được mục đích của mình. | ||
B. Còn nhỏ thì chỉ cần biết học thôi, còn học để làm gì thì chưa cần nghĩ vội | ||
C. Chăm chỉ học tập, nắm vững kiến thức thì mới có thể cống hiến cho đất nước | ||
D. Những học sinh nghèo thì mới cần cố gắng để thoát nghèo |
Bài tập 7: Hiền là một học sinh được coi là học hành có nền nếp vì em thường xuyên chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có bạn hỏi "bí quyết" của Hiền để có thế chuẩn bị bài chu đáo như vậy, thì Hiển "bật mí" : "Tớ chỉ làm những bài tập dễ, còn những bài khó thì tớ mang sách giải ra chép. Làm như vậy, tớ không phải mất nhiều thời gian suy nghĩ, cốt sao cho đủ số bài tập, còn có thiếu hay không sau sẽ tính !".
Câu hỏi
Em có tán thành cách học của Hiền không ? Vì sao ?
Bài tập 8: Hưng là một học sinh giỏi của lớp 6A và là người có tinh thần giúp đỡ bạn trong học tập. Bạn gặp khó khăn gì, hỏi gì, Hưng cũng sẵn sàng giúp đỡ, giúp bạn hiểu bài. Nhưng trong giờ kiểm tra, Hưng rất lấy làm khổ sở vì cứ luôn bị các bạn ngồi xung quanh, ngồi phía sau đòi nhìn bài của Hưng. Cho bạn nhìn bài là vi phạm nội quy, nhỡ thầy cô mà bắt được thì nguy to cho cả hai. Nhưng nếu không cho nhìn bài thì bạn lại bảo là ích kỉ, chỉ biết mình, không biết giúp đỡ bạn bè trong lúc nguy khốn và có thể mất bạn.
Câu hỏi :
1. Nỗi khổ của Hưng là gì ? Ở lớp em, trường em có hiện tượng như vậy không ? Nó tồn tại ở mức độ nào ?
2. Hãy nêu nhận xét của em về mục đích, động cơ học tập của một số bạn hay nhìn bài của người khác.
3. Em hãy giúp Hưng cách ứng xử trong tình huống nêu trên.
4. Theo em, để chấm dứt cảnh khó xử này, mỗi học sinh cần phải làm gì?
Bài tập 9: Em hãy cùng các bạn thảo luận về các ý kiến sau:
- Nhiệm vụ của học sinh chỉ là học, không cần thiết phải quan tâm đến những thay đổi đang diễn ra xung quanh về kinh tế, văn hoá, xã hội...
- Học phải kết hợp với hành, học ở mọi nơi, mọi lúc, học ở mọi người, phải biết liến hệ với thực tế cuộc sống thì mới nắm chắc kiến thức, kĩ năng và vận dụng được trong cuộc sống và lao động sau này.
Câu hỏi:
Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ? Để thực hiện được điều đó, các em phải làm gì?
Bài tập 10: Em hãy lập kế hoạch thực hiện mục đích học tập của bản thân theo gợi ý.
Bài truyện đọc:
- Vì saọ chị Toàn đã chọn học ngành Chăn nuôi thú y?
- Để thực hiện niềm đam mê của mình, chị đã quyết tâm học tập và đạt kết quả như thế nào ?
- Em có suy nghĩ gì về mục đích học tập của chị Toàn ?
Xem thêm bài viết khác
- Vợ chồng cô Tâm có 4 người con, kinh tế gia đình khó khăn. Gần đây, chú La - chồng cô lại bị đau cột sống phải nghỉ việc nên cuộc sống
- Theo em, bé Sinh có được mang quốc tịch Việt Nam hay không ? Vì sao ?
- Những biểu hiện nào sau đây là tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ?
- Phượng không chi là một học sinh giỏi mà còn là một học sinh gương mẫu về tính tập thể
- Thấy bà Hường từ bên kia đường đem bịch rác sang ngay cạnh nhà mình đổ, ông Bình và vợ liền lên tiếng
- Em hiểu thế nào về câu tục ngữ : "Học thầy không tày học bạn" ?
- Em hãy kể lại các bạn nghe một trường hợp vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe và quyền được pháp luật bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của công dân mà em biết?
- Em sẽ làm gì trong các tình huống sau ?
- Nhà bà Ba gần nhà bà Tám. Hai nhà từ lâu đã có xích mích về chuyện làm ăn. Một hôm khi bà Ba đi vắng, người đưa thư đến không gặp nên
- Em hãy phân tích xem trong truyện trên, những ai có hành vi sai trái và sai trái như thế nào ? Em hãy đề xuất cách giải quyết vụ việc trên một cách hợp lí, đúng pháp luật?
- Hiền là một học sinh được coi là học hành có nền nếp vì em thường xuyên chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Hãy nêu rõ sự khác nhau giữa những biểu hiện tích cực, tự giác với lười biếng, không tự giác trong việc tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội