Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong câu Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ Nghĩa của từ mặt trời trong câu Ngày ngày Mặt Trời...
Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ "Ngày ngày... rất đỏ"
- Dàn ý Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ "Ngày ngày... rất đỏ"
- Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ "Ngày ngày... rất đỏ" mẫu 1
- Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ "Ngày ngày... rất đỏ" mẫu 2
- Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ "Ngày ngày... rất đỏ" mẫu 3
- Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ "Ngày ngày... rất đỏ" mẫu 4
KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi đáp án cho yêu cầu Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong câu "Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ" được đăng tải dưới đây.
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) giải thích nghĩa của các từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định được nghĩa của mỗi từ đó:
Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
Dàn ý Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ "Ngày ngày... rất đỏ"
- Mở đoạn: Giới thiệu về hai dòng thơ trong bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
- Thân đoạn: Giải thích hai câu thơ
+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.
Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.
- Kết đoạn: Cảm nhận chung về hai câu thơ.
Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ "Ngày ngày... rất đỏ" mẫu 1
Hai dòng thơ của Viễn Phương đều xuất hiện từ "Mặt Trời". Thế nhưng mỗi từ "Mặt Trời" lại có ý nghĩa khác nhau. Ở dòng thứ nhất, với các từ "ngày ngày", "đi qua trên lăng", người đọc có thể hiểu "Mặt Trời" ở đây được dùng với nghĩa gốc - chỉ một thiên thể. Ở dòng thơ thứ hai, "Mặt Trời" không còn là từ với nghĩa gốc mà đã trở thành một từ mang nghĩa tạm thời của ngữ cảnh. Không có một Mặt Trời thiên thể nào thực sự ở trong lăng cả! Đó chỉ là cách nói ẩn dụ về Bác Hồ cũng đã soi sáng cho dân tộc Việt Nam và mãi mãi bất tử. Cách nói ấy cho thấy Mặt Trời vĩnh hằng, và Bác Hồ cũng vĩnh hằng như vậy.
Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ "Ngày ngày... rất đỏ" mẫu 2
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, khổ thơ thứ hai được bắt đầu từ hình ảnh “Mặt trời”:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Có hai “mặt trời”: “mặt trời” trong câu thơ trên là hình ảnh thực, “mặt trời” trong câu thơ dưới là hình ảnh ẩn dụ. Bác chính là mặt trời sáng rực, vừa thể hiện cái vĩ đại bất diệt, vừa sự sống cho nhân loại; vừa là mặt trời sáng rực của cách mạng vô sản... Lấy “mặt trời” để ví với Bác, nhà thơ thể hiện niềm tôn kính của mình, cũng là sự tôn kính của toàn thể nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu.
Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ "Ngày ngày... rất đỏ" mẫu 3
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, theo đoàn người, tác giả vào thăm lăng Bác, nhà thơ nhìn thấy:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
“Mặt trời” ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của thiên nhiên, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ, còn một mặt trời khác “rất đỏ”. Bằng hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ đã ví Bác là “mặt trời”, Người là mặt trời rực đỏ màu cách mạng sẽ mãi mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Đây là nét nghệ thuật sáng tạo của tác giả.
Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ "Ngày ngày... rất đỏ" mẫu 4
Khổ thứ hai trong bài “Viếng lăng Bác” nói tới cảm xúc trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ví Bác với mặt trời là hình ảnh đã quen, nhưng đem so sánh mặt trời trên lăng và mặt trời trong lăng là một sáng tạo mới xuất thần, thoát sáo, chưa hề có. Mặt trời “rất đỏ” làm nhớ đến trái tim, trái tim nhiệt huyết, chân thành, trái tim thương nước, thương dân.
Chuyên mục Ngữ văn 7 CD tập 2 bao gồm tất cả các bài soạn văn, học tốt Văn 7, văn mẫu lớp 7,... trong chương trình học sách Cánh diều được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn 7.