Giải tiếng việt 4 trang 119 bài kể chuyện đã nghe, đã đọc
Giải vở bài tập tiếng việt 4 tập 1, hướng dẫn giải chi tiết bài kể chuyện đã nghe, đã đọc tiếng việt 4 tập 1 trang 119. Thầy cô sẽ hướng dẫn cho các em cách giải các bài tập trong sgk tiếng việt 4 tập 1 chi tiết và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua sự hướng dẫn của thầy cô, các em sẽ hiểu bài và làm bài tốt hơn để được đạt những điểm số cao như mình mong muốn.
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực
Trả lời:
Bài mẫu 1: Tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Kí
Trong giờ học môn đạo đức, khi học về tấm gương vượt vượt khó thì cô giáo đã kể cho chúng em về câu chuyện thầy Nguyễn Ngọc kí tập viết. Câu chuyện về thầy vô cùng cảm động, thầy là tấm gương vượt khó sáng chói mà chúng em cần học tập và noi theo.
Thầy Nguyễn Ngọc Kí khi sinh ra đã bị bại liệt hai tay, vì hoàn cảnh đặc biệt nên thầy không được đi học, và cũng không có ai nghĩ thầy có thể học với đôi tay như vậy. Tuy nhiên,thầy lại là một người ham học, khát khao được học tập, lĩnh hội kiến thức mới mẻ như các bạn cùng trang lứa.
Vì không để đến trường nên thầy Kí ngày ngày lấp ở ngoài cửa lớp để nghe lén cô giáo giảng bài. Vô tình một lần cô giáo phát hiện ra thầy Kí. Tuy cảm động trước tấm lòng ham học của thầy nhưng khi nhìn đến đôi tay thầy thì cô lại thở dài bất lực.
Thầy Nguyễn Ngọc Kí dù không được sự chấp nhận của cô để được đi học như các bạn nhưng thầy không hề nản lòng.Không viết được bằng tay thầy đã dùng chân để viết.Khi cô giáo đến thăm đã thấy được những nét chữ nghuệch ngoạc mà thầy dùng chân để vể lên trên sân nhà.
Cảm động trước nghị lực hơn người của thầy, cô giáo đã tặng sách vở và bút. Thầy NGuyễn Ngọc Kí đã không ngừng nố lực.Cuối cùng mọi cố gắng đều được đền đáp khi thầy có thể viết thành thạo những nét chữ bằng đôi chân của mình.
Đến nay, thầy Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành một thầy giáo ưu tú, thầy cũng là tấm gương sáng về vượt khó mà chúng em cần học tập và noi theo.
Bài mẫu 2: Tấm gương bạn Trùng Dương
Tôi xin kể cho các bạn nghe về bạn Trùng Dương – một học sinh nghèo có tinh thần vượt khó ham học ở trường Ngô Gia Tự - tỉnh Bạc Liêu mà chị tôi đã kể cho tôi nghe.
Dương mồ côi cha từ lúc lên sáu tuổi. Cậu là con trai lớn, sau Dương còn có một em gái. Mẹ cậu tuy chưa già nhưng thường hay ốm đau. Gia đình lầm vào cảnh túng thiếu. Tuổi chưa lớn mà Dương phải lăn lóc giữa bụi đời để kiếm sống. Điều kì lạ là Dương học rất giỏi luôn đứng đầu lớp. Thời gian học ít cuộc sống thì thiếu thốn mọi bề mà cậu không bao giờ than vãn một điều.
Sáng nào cậu cũng đi bán vé số và mang theo cả cặp sách đi học. Nhờ mau mồm mau miệng và thái độ ôn tồn nhã nhặn nên bao giờ cũng bán hết trước mọi người. Những lúc như thế cậu ngồi ở ghế đá công viên học bài và làm bài. Chiều đi học tối cậu tranh thủ đi bán thêm một ít vé số ở các quán cà phê đông khách kiếm thêm ít tiền. Dương cũng là người hết lòng vì bạn. Vào giờ giải lao Dương ngồi lại hướng dẫn thêm những bạn học yếu làm bài tập.
Trùng Dương đúng là một tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
Bài mẫu 3: Câu chuyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
Hầu hết các doanh nhân giàu có trên thế giới đều nói rằng thành công của họ đều bắt đều từ một cơ hội, một chút may mắn và rất nhiều nghị lực. “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi cũng đã bắt đầu như thế.
Bưởi xuất thân nghèo khổ. Ông mồ côi cha từ bé, phải theo mẹ bán hàng rong. May mắn, nhờ khôi ngô và tư chất thông minh, ông được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.
Năm hai mươi mốt tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư ký cho một hãng buôn. Một thời gian sau, ông kinh doanh độc lập. Ông kinh doanh đủ các ngành: lâm sản (gỗ), nông sản (ngô), rồi mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ… Ông trải qua nhiều gian nan thất bại, có lúc phá sản nhưng không nản chí.
Nhận thấy việc vận chuyển hàng hoá và đi lại của người dân chủ yếu bằng đường thủy vì nước ta sông ngòi nhiều, bờ biển dài và rộng, ông quyết định mở công ty vận tải đường thủy. Thời bấy giờ, việc kinh doanh ngành này tập trung trong tay các chủ tàu giàu có người Hoa. Để có nhiều khách hàng và khuếch trương tên tuổi hãng tàu do mình thành lập, ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu phục vụ khách của ông, ông dán biểu ngữ: “Người ta thì đi tàu ta” và cho treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Khách đi tàu ủng hộ ông rất nhiều, khách mỗi ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Để đảm bảo an toàn cho tàu và khách, ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Công ty đường thủy của ông ngày một thịnh vượng, số lượng tàu lên đến ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ đều mang những cái tên theo lịch sử Việt Nam như; Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị…
Trong vòng mười năm, Bạch Thái Bưởi trở thành “một bậc anh hùng kinh tế”, được mọi người vị nể, đánh giá cao.
Ông Bạch Thái Bưởi có nhiều nghị lực vượt khó khăn. Ông là một doanh nhân yêu nước, là người khởi đầu cho ngành đường thủy nước ta ngày càng mở rộng. Em rất cảm phục nghị lực của ông, ngưỡng mộ và nguyện noi gương ông học tập tốt để trở thành người kinh doanh giỏi sau này.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài tập đọc: Trong quán ăn " Ba cá bống" - tiếng việt 4 tập 1 trang 158
- Giải bài luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? - tiếng việt 4 tập 1 trang 171
- Giải bài kể chuyện đã nghe, đã đọc - tiếng viêt 4 tập 1 trang 148
- Giải bài chính tả: Mười năm cõng bạn đi học - tiếng việt 4 tập 1 trang 16
- Giải bài kể chuyện đã nghe, đã đọc - tiếng việt 4 tập 1 trang 58
- Giải bài kể chuyện: Lời ước dưới trăng - tiếng việt 4 tập 1 trang 69
- Giải tiếng việt 4 trang 125 bài tập đọc: Người tìm đường lên các vì sao?
- Giải bài tập làm văn: Nhân vật trong truyện - tiếng việt 4 tập 1 trang 13
- Giải bài luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi - tiếng việt 4 tập 1 trang 151
- Giải bài kể chuyện: Một phát minh nho nhỏ - tiếng việt 4 tập 1 trang 167
- Tuần 9 tiếng việt 4 chính tả: Thợ rèn - sgk tiếng việt 4 tập 1 trang 86
- Giải tiếng việt 4 trang 107 bài: Kể chuyện "Bàn chân kì diệu"