Giải toán VNEN 5 bài 43: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
Giải bài bài 43: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân - Sách VNEN toán 5 tập 1 trang 110. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Chơi trào chơi "Đố bạn":
- Em đọc một số thập phân (chẳng hạn 34,56). Bạn nói kết quả của số đó chia cho 10 (hoặc 100 hay 1000); em và bạn cùng ghi lại phép tính và kết quả.
- Đổi vai, thực hiện thêm ba lần.
Trả lời:
Ví dụ :
Em đọc : 1213,11.
Bạn nói : 121,311.
Em và bạn viết vào giấ : 1213,11 : 10 = 121,311.
2. Em và bạn đọc bài toán sau: Một mảnh vườn hình vuông có chu vi 34m. Hỏi mỗi cạnh của mảnh vườn đó dài bao nhiêu mét ?
b) Em và bạn thảo luận trả lời câu hỏi :
- Muốn biết mỗi cạnh của mảnh vườn dài bao nhiêu mét phải làm phép tính gì ?
- Phép tính đó viết như thế nào ?
- Thực hiện phép tính đó như thế nào ?
Trả lời:
b) Muốn biết mỗi cạnh của mảnh vườn dài bao nhiêu mét thì ta phải làm phép tính chia.
- Phép tính đó được viết là : 34 : 4.
3. a) Em và bạn cùng thảo luận cách thực hiện phép chia 12 : 16.
b) Em và bạn nhận xét về số bị chia và số chia trong phép chia trên.
c) Em và bạn cùng đọc rồi nói cho nhau nghe :
Trong phép chia trên có số bị chia là 12 bé hơn số chia 16, ta có thể làm như sau :
Chuyển 12 thành 12,0. Đặt tính rồi tính như phép chia 12,0 : 16.
d) Em và bạn đặt tính rồi thực hiện phép chia 12,0 : 16.
e) Em và bạn đổi vở, kiểm tra, thống nhất cách làm và kết quả.
Trả lời:
Trong phép chia trên có số bị chia là 12 bé hơn số chia 16, ta có thể chuyển 12 thành 12,0. Đặt tính rồi tính như phép chia 12,0 : 16.
4. Em và bạn cùng đọc kĩ nội dung sau
Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, ta tiếp tục chia như sau:
- Viết dấu phẩy vào bên phải số thương.
- Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi chia tiếp.
- Nếu còn dư nữa, thì ta lại viết thêm bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi tiếp tục chia, và có thể cứ làm như thế mãi.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
B. Hoạt động thực hành
Câu 1 trang 111 sách VNEN toán 5
Em và các bạn cùng đặt tính rồi tính:
15 : 6 30 : 8 91 : 28 455 : 14
Câu 2 trang 111 sách VNEN toán 5
Viết các phân số sau thành số thập phân: ; $\frac{1}{4}$; $\frac{45}{6}$
Câu 3 trang 111 sách VNEN toán 5
Tính rồi so sánh kết quả:
a. 10 : 25 x 6,8 và 0,4 x 6,8
b. 10 : 8 x 3,2 và 1,25 x 3,2
Câu 4 trang 111 sách VNEN toán 5
Giải bài toán sau: Trong 4 giờ xe máy đi đi được 121km, trong 2 giờ ô tô đi được 111km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu km?
C. Hoạt động ứng dụng
Câu 1 trang 112 sách VNEN toán 5
Mẹ chia đều 3 lít sữa vào 6 chai như nhau. Hỏi mỗi chai có bao nhiêu lít sữa?
Câu 2 trang 112 sách VNEN toán 5
Viết thương của phép chia 5: 4:
a. Dưới dạng một phân số
b. Dưới dạng một số thập phân
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 4 trang 44 toán vnen 5 tập 1
- Giải câu 1 trang 63 phần C VNEN toán 5 tập 1
- Giải câu 1 trang 72 VNEN toán 5 tập 1
- Giải toán VNEN 5 bài 49: Giải toán về tỉ số phần trăm
- Giải câu 5 trang 103 sách VNEN toán 5
- Giải câu 3 trang 116 sách VNEN toán 5 tập 1
- Giải VNEN toán 5 bài 13: Bảng đơn vị đo khối lượng
- Giải VNEN toán 5 bài 6: Hỗn số (tiếp theo)
- Giải toán VNEN 5 bài 48: Tỉ số phần trăm
- Giải câu 1 trang 134 sách VNEN toán 5 tập 1
- Giải câu 2 trang 20 VNEN toán 5 tập 1
- Giải toán VNEN 5 bài 39: Em ôn lại những gì đã học