Giải vở bài tập tiếng việt 4 bài: Tập làm văn- Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật

  • 1 Đánh giá

Giải vở bài tập tiếng việt 4 tập 1, hướng dẫn giải chi tiết bài Tập làm văn- Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật tuần 14. Hi vọng, thông qua sự hướng dẫn của thầy cô, các em sẽ hiểu bài và làm bài tốt hơn để được đạt những điểm số cao như mình mong muốn

I- Nhận xét

Câu 1. Đọc bài văn Cái cối tân (Tiếng Việt 4, tập một, trang 143 - 144), trả lời các câu hỏi sau:

a) Bài văn tả cái gì? .......................

b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điều gì? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?

Phần

Từ .... đến ....

Nói điều gì?

Giống cách mở bài, kết bài nào đã học

Mở bài

.................

.................

.................

Kết bài

.................

.................

.................

c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?

  • Tả hình dáng: - Vành cối, áo cối
  • Hai tai cối
  • Tả công dụng: - Đổ thóc vào cối

Trả lời.

a) Bài văn tả cái cối.

b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?

Phần

Từ... đến...

Nói điều gì?

Giống cách mở bài, kết bài nào đã học

Mở bài

từ Cái cối xinh xinh đến nhà trống.

Nói lên sự xuất hiện của cái cối.

Giống cách mở bài trực tiếp.

Kết bài

từ Cái cối xay cũng như đến từng bước anh đi....

Nói lên tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà.

Giống như cách kết bài mở rộng

c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?

Tả hình dáng:

  • cái vành cối, cái áo
  • hai cái tai, cái lỗ tai
  • hàm răng cối
  • dăm cối, cần cối
  • cái chốt
  • cái dây thừng

=> Tả hình dáng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ phần chính đến phần phụ.

  • Tả công dụng
  • đổ thóc vào cối
  • xung quanh cối
  • vành cối
  • tiếng cối phát ra khi xay (ù ù)

=> Tả công dụng là dùng để xay lúa, sau đó là nói lên niềm vui của tiếng xay lúa.

Câu 2. Theo em, khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì?

Trả lời.

Khi tả một đồ vật, trước hết, nên tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật được tả.

II - Luyện tập

Đọc phần thân bài của bài văn tả cái trống trường (Tiếng Việt 4, tập một, trang 145), thực hiện các yêu cầu sau:

a) Viết lại câu văn tả bao quát cái trống

b) Viết tên các bộ phận của cái trống được miêu tả

c) Viết lại những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống: .....................................

Viết thêm phần mở bài: .....................................

Viết thêm phần kết bài: .....................................

Trả lời.

a. Câu văn tả bao quát cái trống là: Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chiễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ”.

b. Tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: mình trống, ngang lưng trống, hai đầu .

c. Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống là:

  • Tả hình dáng: như ở bảng trên
  • Tả âm thanh: “Tùng! Tùng! Tùng”, “cầm càng”, “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” “xả hơi”.

Viết thêm:

  • Mở bài: "Tùng, tùng, tùng" những âm thanh quen thuộc đó dường như đã đi sâu vào tâm trí của em. Đó là chiếc trống trường, một kỉ vật thân thương gắn liền với ngôi trường, với mỗi lứa tuổi học sinh.
  • Kết bài: Mai sau, em sẽ trưởng thành, sẽ mãi rời xa mái trường thân yêu. Văng vẳng đâu đó tiếng trống trường giục giã, rộn ràng cho tuổi học trò lại ùa về cùng bao kỉ niệm thân thương.

  • 25 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021