Hãy cho biết: bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không?
Câu 2: (Trang 70 - SGK Ngữ văn 11 tập 1) Hãy cho biết: bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không?
Bài làm:
- Đối tượng của bài chiếu chính là những sĩ phu Bắc Hà còn sống ẩn dật hoặc tỏ thái độ bất hợp tác với triều đại mới, nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.
- Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là:
- Tác giả đưa ra luận điểm về mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. Cuối cùng tác giả kết luận mọi hiền tài đều hướng về thiên tử như các tinh tú đều chầu về ngôi Bắc Thần. Hình ảnh được lấy từ Luận ngữ nên càng có sức thuyết phục đối với những người vốn lấy Nho giáo làm trọng.
Như vậy, lôgic của luận điểm được tóm tắt như sau: Người hiền là của quý của đất nước phải do thiên tử sử dụng; nếu giấu mình ẩn tiếng không phải là ý trời sinh ra người hiền tài. Hai ý quan trọng nhất của bài Chiếu cầu hiền đã được tác giả đặt ra một cách gọn, rõ trong phần mở bài, báo trước hướng đi và nội dung sẽ nói của bài chiếu.
- Sau đó, tác giả nêu ra cách ứng xử của bậc hiện tại khi Tây Sơn ra Bắc Hà tiêu diệt họ Trịnh. Đó là cách ứng xử không đúng với lẽ phải. Để tỏ ý kiến của mình, tác giả bài chiếu không nói ra bằng ngôn ngữ trực tiếp mà dùng hình ảnh tượng trưng hoặc lấy kinh điển Nho giáo để nói. Từ đó chỉ ra tính chất của thời đại và vai trò của người hiền tài đối với đất nước.
- Phần cuối cùng tác giả nêu lên thái độ trọng nhân tài của Quang Trung. Đó là thái độ hết sức khiêm nhường, chân thành và cũng rất quyết tâm. Hình ảnh một cây gỗ không chống nổi tòa nhà to có sức tác động và lôi kéo rất lớn, thể hiện sự thật tâm của chính quyền Quang Trung trong việc kêu gọi hiền tài ra giúp nước.
- Bài chiếu này có tính mẫu mực, thể hiện trong sự chặt chẽ và tính chất logic của các luận điểm. Bài chiếu đã thể hiện được những tâm tư, tình cảm chân thành của người viết, có sức thuyết phục và lay động người nghe. Qua đây cũng khẳng định thể vai trò quan trọng của hiền tài với đất nước.
Các từ ngữ trong bài được sử dụng trang trọng, phù hợp với ngôn ngữ của vị vua đứng đầu đất nước.
Xem thêm bài viết khác
- Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh/chị cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này? Câu 3 trang 59 SGK Ngữ văn 11
- Theo anh (chị) câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó.
- Phân tích tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện
- Nội dung chính bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn
- Điểm nhìn để cảm nhận cảnh thu của nhà thơ có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh mùa thu như thế nào?
- Phân tích đoạn trích “Chí phèo” của Nam Cao để thấy được hình tượng Chí phèo điển hình cho người nông dân trong xã hội cũ.
- Những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phẩm và đoạn trích sau
- Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
- Nói về quan niệm sống của ông cha ta thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: "Cái sống được... Bài 2 trang 65 sgk Ngữ Văn 11
- Việc gặp gỡ Thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chi Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó?
- Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú
- Phân biệt hai thể loại báo chí: bản tin và phóng sự Bài 2 trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1