Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao
Luyện tập
Bài tập 1: Trang 44 sgk ngữ văn 8 tập 2
Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao?
a, Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất thôi.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
b, Hỡi ơi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
(Thế Lữ, Nhớ rừng)
c, Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân ra mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Bài làm:
- Các câu trong những đoạn trích trên không phải đều là câu cảm thán. Các câu cảm thán có là: Than ôi! Lo thay! Nguy thay! (đoạn trích a); Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! (đoạn b); Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân ra mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi (đoạn c).
- Các câu trên là câu cảm thán bởi vì có các từ cảm thán như: ôi, thay, hỡi, chao ôi và có dấu chấm than ở cuối câu.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
- Nội dung chính bài: Câu phủ định
- Vì sao nói việc Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt
- Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh
- Tìm hiểu kết cấu bài thơ
- Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm
- Soạn văn bài: Câu nghi vấn
- Từ bài "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".
- Nội dung chính bài: Câu nghi vấn
- Phân tích đoạn thơ đoàn thuyền đánh cá trở về trong bài thơ Quê hương
- Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8 tập một.
- Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ