Hãy kể lại một cách ngắn gọn về chuyên tham quan (nếu có) di tích lịch sử liên quan đến bài học mà em cùng người thân đã thực hiện.
3. Hãy kể lại một cách ngắn gọn về chuyên tham quan (nếu có) di tích lịch sử liên quan đến bài học mà em cùng người thân đã thực hiện.
Bài làm:
Ví dụ mẫu: Tham quan Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội (còn có tên gọi khác là kỳ đài Hà Nội) được coi là “nhân chứng” khi đã hơn 2 thế kỷ in dấu và “sống” cùng những thăng trầm của mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến. Giờ đây, Cột cờ Hà Nội là một điểm du lịch không thể bỏ qua trong hành trình khám phá lịch sử đất Hà Thành.
Nằm trong khuôn viên của Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, Cột cờ Hà Nội được đánh giá là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Điều thú vị đầu tiên khiến hầu hết du khách khi đến thăm Hà Nội đều muốn đặt chân đến điểm di tích này chính là nét kiến trúc độc đáo, cổ kính của công trình.
Theo sử sách ghi chép, Cột cờ Hà Nội được xây dựng dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía Nam của Hoàng thành Thăng Long (bắt đầu xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành năm 1812).Cột cờ cao 41m, gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế Cột cờ có hình vuông, nhỏ dần lên trên, chồng lên nhau, xung quanh ốp gạch. Bố cục cân đối ấy đã tạo lên những đường nét thẳng, vững vàng cho Cột cờ Hà Nội.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Cột cờ Hà Nội được quân Pháp dùng để làm đài quan sát. Năm 1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên Cột cờ Hà Nội. Chính vì vậy, khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, hình ảnh Cột cờ Hà Nội cũng đã được in trang trọng trên đồng tiền được phát hành đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đến ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội” đã trờ thành giây phút thiêng liêng với người dân Thủ đô. Còn trong cuộc chiến tranh chống phá hoại của Mỹ, Cột cờ lại chuyển sang là đài quan sát của bộ đội phòng không Hà Nội. Từ đỉnh cột cờ có thể nhìn thấy cả Hà Nội và vùng ngoại ô.
Hơn nửa thế kỷ qua, gắn trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội” là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay lồng lộng trên nền trời của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Với hơn 200 năm tồn, Cột cờ Hà Nội chính là một “nhân chứng lịch sử”, một biểu tượng vinh quang và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm bài viết khác
- Thanh niên Việt Nam (trong phong trào Đông du) sang Nhật Bản học tập trong điều kiện như thế nào? Tại sao trong điều kiện ấy họ vẫn hăng say học tập?
- Giải bài 14: Châu đại dương, châu Nam cực và các đại dương tên thế giới
- Đọc tên các loại rừng của nước ta. Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” (trang 80 sgk)
- Chỉ vị trí của châu Nam Cực trên lược đồ hình 4. Khí hậu ở châu Nam Cực có đặc điểm gì? Kể tên các loài động vật, thực vật tiêu biểu sống ở châu Nam Cực mà em biết.
- Kể lại một số trận đánh trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, kết hợp chỉ trên lược đồ. Cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp có kết cục như thế nào?
- Giải Lịch sử lớp 5 VNEN bài 9 Giải bài 9: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta. Đường Trường Sơn huyền thoại
- Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?
- Hoàn thành bảng sau (bảng trang 54 sgk lịch sử và địa lí 5)
- Nước ta đang đối mặt với những vấn đề môi trường nào? Em hãy chọn một trong những vấn đề đó và đưa ra giải pháp để khắc phục?
- Kể tên các hoạt động của ngành thủy sản. So sánh sản lượng thủy sản năm 1990 và năm 2012 ở nước ta.
- Tôn Thất Huyết là ai? Vì sao Tôn Thất Huyết quyết định phản công quân Pháp ở kinh thành Huế?