Kể lại một truyện đã biết bằng lời văn của em - truyện Thánh Gióng
Tech12h.com xin giới thiệu đến bạn đọc những bài văn mẫu về bài viết số 1 hay nhất ngữ văn 6 với đầy đủ các câu chuyện khác nhau. Theo đó, KhoaHoc sẽ gửi đến các bạn bài văn mẫu với đề bài "kể lại một truyện đã biết bằng lời văn của em - truyện Thánh Gióng" để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.
Dàn bài
1. Mở bài: Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”.
2. Thân bài (Diễn biến sự việc):
- Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng …
- Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.
- Nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
- Đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con người sắt và một tấm áo giáp sắt”.
- Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ.
- Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.
3. Kết bài: Ý nghĩa câu chuyện: Tinh thần đoàn kết chống giặc cứu nước.
Bài làm
Đời vua Hùng Vương thứ Sáu, giặc ngoại xâm ở phía bắc chỉ muốn sang chiếm nước Nam ta. Bấy giờ ở làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có một người đàn bà đã sáu mươi tuổi. Một hôm bà ra đồng ruộng thấy có một vết chân rất to lớn, bà đặt chân vào thì khi về nhà bà có thai. Bà sinh được một con trai và đặt tên Gióng. Điều kì lạ là không giống như bao đứa trẻ khác “ ba tháng biết nẫy, bảy tháng biết bò”, Gióng nay đã ba tuổi rồi mà không biết nói biết cười, không biết đi, biết nẫy. Rồi bỗng chợt, một ngày nọ ngoài ngõ vang lên tiếng sứ giả rao mõ báo tin nước có ngoại xâm và nhà vua đang cầu hiền tài ra giúp nước. Chợt cậu bé Gióng bật ra tiếng nói, thưa với mẹ :
- Mẹ ơi, con muốn gặp sứ giả.
Qúa đỗi bất ngờ, nhưng thấy con có nói cười gọi mẹ, bà vui lắm vội chạy ra gọi sứ giả tới. Gặp mặt sứ giả, cậu Gióng ngồi dậy truyền bảo:
Ngươi hãy về tâu với đức vua đúc cho một con ngựa sắt, một cây kiếm sắt, một roi sắt và một chiếc nón sắt để Gióng ta đi dẹp giặc.
Nhận tin sứ giả tâu lên, vua tức tốc truyền cho làm vật dụng mà Gióng yêu cầu. Rồi sứ giả chuyển đến cho Gióng.
Lại nói chuyện cậu bé Gióng. Từ sau ngày gặp sứ giả, Gióng bảo mẹ và dân làng cứ lo cơm, cà cho Gióng ăn no sẽ lớn lên và đánh được giặc. Bà mẹ cùng dân làng cuống cuồng chạy ngược xuôi lo cơm cà phục vụ cậu Gióng. Khi ăn đến mười nong cơm, ba nong cà, mỗi lần ăn xong một nong lại vươn vai và vụt lớn lên như thổi. Vải vóc do dân làng mang đến rất nhiều để may quần áo mà vẫn không đủ. Dân làng đành phải lấy hoa lau buộc thêm vào để che kín thân. Sau một bữa ăn, Gióng vươn vai đứng dậy, thân cao mười thước, hắt hơi mười tiếng rồi nhảy lên ngựa sắt. Ngựa bị bẹp rúm. Sứ giả sợ hãi cho về đúc lại thành ngựa mới, có đủ nội tạng như ngựa thật, chịu được sức nặng của Gióng. Khi mang ngựa sắt đến nơi cũng là lúc có tin cấp báo giặc Ân đang hoành hành cướp bóc ở Trâu Sơn (!). Thánh Gióng liền đội nón sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa và thét lớn: Ta là Thiên Tướng đây! Rồi giật cương, ngựa chồm lên, hí dài một tiếng và phi như gió, miệng phun lửa bừng bừng, làm cháy xém cây cối, nhà cửa mấy làng bên (tức các làng Phù Chấn, Phù Lưu và Phù Tảo được mang tên là làng Cháy hiện nay).
Gióng phi ngựa đến chỗ vua đang đóng quân nhận lệnh rồi hướng phía giặc Ân làm tướng tiên phong, quân sĩ ào ào theo sau. Thấy vậy, dân làng trên đường đội quân Gióng đi qua cũng chạy theo, từ trẻ chăn trâu, người đánh cá đến người đập đất, người chài lưới ven sông,… Hai tướng Dực và Minh của đất Hà Lỗ cũng đưa quân theo Gióng. Xung giữa trận tiền, giặc Ân bị đánh tơi bời, đứa thì bị giết, đứa sụp lạy quy hàng. Đang hăng chiến đấu, roi sắt của Gióng bị gãy, chàng liền quờ tay nhổ những khóm tre làng đầy gai mọc gần đấy quật vào quân giặc. Giặc chết như ngả rạ. Hàng loạt dãy tre làng được Gióng dùng vào đánh giặc. Chỗ rặng tre bị nhổ gần núi Trâu Sơn sau biến thành một dải đầm lớn gọi là đầm Thất Gian. Và những mảnh tre bị gãy ném rải rác khắp chiến trường, từ vùng Quế Dương cho đến Đông Ngàn sau này mọc thành loại tre đặc biệt có màu vàng óng ánh nên gọi là tre đằng ngà.
Đánh xong trận ở Trâu Sơn và Hà Lỗ, Gióng cho ngựa phi đến bến Bồ Đề và dừng lại uống nước sông Hồng. Vết chân của ngựa còn để lại hình lồi lõm ở một phiến đá lớn tại làng Phú Viên. Tiếp đó, Gióng lại phi ngựa vượt sông, đi ngược lên hồ Tây, rồi buộc ngựa vào gốc đa bên bờ, nhảy xuống hồ tắm. Nơi này về sau được dân làng Xuân Tảo lập đền thờ cúng. Ăn cơm nắm xong, ngựa đưa Gióng dạo khắp vùng Đông Anh, Kim Anh, Hiệp Hòa. Mỗi nơi ngựa Gióng đi qua đã để lại những cụm ao chuôm mang hình vết chân ngựa. Khi qua Phù Lỗ, đến chân núi Phù Mã, Thánh Gióng bèn cởi áo giáp sắt mắc vào cành đa, thúc ngựa lên đỉnh núi Sóc, để lại nón sắt, roi sắt, nhìn non sông đồng ruộng quanh vùng và hướng về Kẻ Đổng lần cuối, rồi một mình một ngựa bay thẳng lên trời. Hôm đó là ngày mồng chín tháng tư lịch trăng.
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là Làng Cháy.
Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, cho làng có xóm Ban nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng.
Từ đấy trở đi, người dân quê Phù Đổng của Gióng năm nào cũng mở hội vào ngày Gióng bay về trời, để nhớ lại chiến trận năm xưa và tưởng nhớ công ơn của vị Thánh làng mình. Trong khi đó, người dân hàng trăm làng quanh vùng núi Sóc lại mở hội để tưởng nhớ ngày Gióng sinh ra, cùng nhau nhớ về người anh hùng đã có công giúp dân đánh giặc ngoại xâm, cứu nước.
Xem thêm bài viết khác
- Có một lần trong bữa cơm chiều của gia đình, bạn đã gây ra một việc khiến cha mẹ buồn. Em hãy viết lại bài văn kể và tả lại sự việc đó
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra
- Văn 6 đề 4: Kể một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi
- Bài văn mẫu lớp 6: Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa bằng lời của nhân vật Sọ Dừa
- Bài văn mẫu lớp 6: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi
- Văn 6 đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Bài văn mẫu lớp 6: Tả quang cảnh một phiên chợ ngày Tết
- Đề 2: Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đep trời
- Đề 1: Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về
- Bài văn lớp 6: Miêu tả trận bão lụt khủng khiếp ở quê em
- Bài văn mẫu lớp 6: Kể về gia đình thân yêu của em
- Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp gỡ các thiếu niên vượt khó, gặp gỡ các chú thương thương binh nhân ngày Thương binh liệt sĩ…)