[KNTT] Giải SBT Tin học 6 bài 16: Các cấu trúc điều khiển
Giải SBT Tin học 6 bài Giải sách bài tập Tin học KNTT lớp 6, sách bài tập Tin học 6 sách kết nối tri thức, giải SBT Tin học 6 sách mới bài 16: Các cấu trúc điều khiển sách "Kết nối tri thức với cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn."
Câu 16.1. Ba cấu trúc điều khiển cơ bản để mô tả thuật toán là gì?
A. Tuần tự, rẽ nhánh và lặp.
B. Tuần tự, rẽ nhánh và gán.
C. Rẽ nhánh, lặp và gán.
D. Tuần tự, lặp và gán.
Trả lời
Chọn đáp án A
Câu 16.2. Cấu trúc tuần tự là gì?
A. Là cấu trúc xác định thứ tự dữ liệu được lưu trữ.
B. Là cấu trúc xác định thứ tự các bước được thực hiện.
C. Là cấu trúc lựa chọn bước thực hiện tiếp theo.
D. Là cấu trúc xác định số lần lặp lại một số bước của thuật toán.
Trả lời
Chọn đáp án B
Câu 16.3. Cấu trúc rẽ nhánh có mấy loại?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Trả lời
Chọn đáp án B
Câu 16.4. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cấu trúc lặp có số lần lặp luôn được xác định trước.
B. Cấu trúc lặp bao giờ cũng có điều kiện để vồng lặp kết thúc.
C. Cấu trúc lặp có hai loại là lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước.
D. Cấu trúc lặp có loại kiểm tra điều kiện trước và loại kiểm tra điều kiện sau.
Trả lời
Chọn đáp án A
Câu 16.5. Trong các sơ đồ khối sau, sơ đồ khối nào thể hiện cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện sau?
Trả lời
Chọn đáp án D
Câu 16.6. Đoạn văn sau mô tả công việc rửa rau: ' Em hãy cho rau vào chậu và xả nước ngập rau. Sau đó em dùng tay đảo rau trong chậu. Cuối cùng em vớt rau ra rổ và đổ hết nước trong chậu đi."
Đoạn văn bản trên thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc tuần tự.
B. cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
Trả lời
Chọn đáp án A
Câu 16.7. Câu: “Nếu bạn Hoa ốm phải nghỉ học, em sẽ chép bài giúp bạn" thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
B. cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cấu trúc tuần tự.
Trả lời
Chọn đáp án B
Câu 16.8. Bạn Hoàng xây dựng thuật toán cho nhân vật di chuyển trên sân khấu với quy luật như sau:
Nếu nhân vật gặp chướng ngại vật (chẳng hạn tảng đá), thì nhân vật sẽ đổi hướng trước khi tiếp tục di chuyển về phía trước. Nếu nhân vật không gặp phải chướng ngại vật, thì nhân vật tiếp tục tiến về phía trước.
Bạn Hoàng nên dùng loại cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc tuần tự.
B. cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
Trả lời
Chọn đáp án D
Câu 16.9. Bạn Hải đã viết một chương trình điều khiển chú mèo di chuyển liên tục trên sân khấu cho đến khi chạm phải chú chó. Bạn Hải nên dùng loại cấu trúc điều khiển nào để thực hiện yêu cầu di chuyển liên tục của chú mèo?
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
B. cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cấu trúc tuần tự.
Trả lời
Chọn đáp án C
Câu 16.10. Cho sơ đồ khối sau:
a) Sơ đồ khối thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
B. cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cấu trúc tuần tự.
b) Bạn An được 8 điểm. Theo em, bạn nhận được thông báo gì?
A. Không nhận được thông báo.
B. “Bạn cố gắng hơn nhé!".
C. “Chúc mừng bạn!".
D. “Chúc mừng bạn! Bạn cố gắng hơn nhé!".
Trả lời
a) Chọn đáp án A
b) Chọn đáp án C
Câu 16.11. Thuật toán thực hiện công việc rửa rau được mô tả bằng cách liệt kê các bước như sau:
(1) Cho rau vào chậu và xả nước ngập rau.
(2) Dùng tay đảo rau trong chậu.
(3) Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu đi.
(4) Lặp lại bước (4) đến bước (3) cho đến khi rau sạch thì kết thúc.
a) Điều kiện để dừng việc rửa rau là gì?
A. Vớt rau ra rổ.
B. Đổ hết nước trong chậu đí.
C. Rau sạch.
D. Rau ở trong chậu.
b) Các bước nào của thuật toán được lặp lại?
A. Chỉ bước 1 và 2.
B. Chỉ bước 2 và 3.
C. Ba bước 1, 2 và 3.
D. cả bốn bước 1, 2, 3 và 4.
Trả lời
a) Chọn đáp án C
b) Chọn đáp án C
Câu 16.12. Em hãy mô tả thuật toán thực hiện công việc rửa rau ở bài 16.11 bằng sơ đồ khối.
Trả lời
Hình sau mô tả thuật toán thực hiện công việc rửa rau ở bài 16.11 bằng sơ đồ khối.
Câu 16.13. Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh mô tả việc phân nhóm tuổi lao động nữ giới ở thời điểm năm 2020 như sau:
Nhóm tuổi dưới lao động: từ sơ sinh đến 14 tuổi.
Nhóm tuổi lao động: từ 15 đến 55 tuổi.
Nhóm tuổi ngoài lao động: từ 56 tuổi trở lên.
Trả lời
Có thể mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên hoặc sơ đồ khối
- Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên: Nếu Tuổi < 15 thì thông báo “Dưới độ tuổi lao động”.
Ngược lại nếu Tuổi <= 55 thì thông báo “Trong độ tuổi lao động".
Nếu Tuổi > 55 thì thông báo “Hết độ tuổi lao động”.
- Sử dụng sơ đồ khối như hình dưới:
Câu 16.14. Hai bạn Minh và Khoa muốn xây dựng thuật toán để mô phỏng trò chơi “Oẳn tù tì" giữa người và máy tính.
Bạn Minh mô phỏng thuật toán như sau:
Theo em, trong hai cách mô tả thuật toán trên của hai bạn thì cách nào hay hơn? Tại sao? Em hãy mô tả thuật toán mà em thấy hay hơn bằng sơ đồ khối.
Trả lời
Thuật toán của bạn Minh dễ hiểu cho người sử dụng nhưng thuật toán của bạn Khoa lại tối ưu hơn đối với máy tính.
Sơ đồ khối mô tả thuật toán của Minh (Hình 37):
Sơ đồ khối mô tả thuật toán của Khoa (Hình 38):
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT Tin học 6 bài 14: Thực hành tổng hợp
- [KNTT] Giải SBT Tin học 6 bài 9: An toàn thông tin trên Internet
- [KNTT] Giải SBT Tin học 6 bài 10: Sơ đồ tư duy
- [KNTT] Giải SBT Tin học 6 bài 3: Thông tin trong máy tính
- [KNTT] Giải SBT Tin học 6 bài 5: Internet
- [KNTT] Giải SBT Tin học 6 bài 8: Thư điện tử
- [KNTT] Giải SBT Tin học 6 bài 1: Thông tin và dữ liệu
- [KNTT] Giải SBT Tin học 6 bài 15: Thuật toán
- [KNTT] Giải SBT Tin học 6 bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng
- Đề cương ôn tập Tin học 6 học kì 2 trường THCS Mỹ Đình 2 năm 2021 - 2022 Đề thi giữa kì 2 Tin 6 - Kết nối tri thức
- [KNTT] Giải SBT Tin học 6 bài 7: Tìm kiếm thông tin trên internet
- [KNTT] Giải SBT Tin học 6 bài 13: Tìm kiếm và thay thế