NAFTA có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ Ôn tập Địa 7

  • 1 Đánh giá

Để trả lời câu hỏi NAFTA có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ, KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi lời giải chi tiết, chính xác trong bài viết dưới đây nhằm giúp học sinh học tốt môn Địa lí 7.

Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ?

- Năm 1993, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được Hoa Kì, Ca-na-đa và Mê-hi-cô thông qua, hình thành một khối kinh tế gồm khoảng 419,5 triệu người (2001), có nguồn tài nguyên phong phú cả về nguyên liệu và nhiên liệu.

- Sự ra đời của hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ có ý nghĩa sau sắc đối với các nước Bắc Mỹ:

  • Tạo ra sức mạnh tổng hợp để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Khối kinh tế này được thành lập để kết hợp thế mạnh của cả ba nước, hình thành một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
  • Tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ Hoa Kì, Ca-na-đa sang Mê-hi-cô.
  • Tận dụng nguyên liệu, lao động của Mê-hi-cô. Trong khối NAFTA, Hoa Kì chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Canada.
  • Mở rộng thị trường nội địa.

Hiệp định NAFTA là gì?

- Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được thực hiện nhằm thúc đẩy thương mại giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Hiệp định, loại bỏ hầu hết các loại thuế quan đối với thương mại giữa ba nước, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Nhiều loại thuế quan – đặc biệt là các loại thuế liên quan đến sản phẩm nông nghiệp, dệt may và ô tô – đã dần được loại bỏ từ ngày 1 tháng 1 năm 1994, và ngày 1 tháng 1 năm 2008.

- Nội dung của hiệp định này nhằm giúp cho kinh tế của ba nước Mỹ, Canada và Mexico được trao đổi dễ dàng. Cụ thể là việc Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang hai nước kia. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho ba nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA,...

- Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được thực hiện vào năm 1994 nhằm khuyến khích thương mại giữa Hoa Kỳ, Mexico và Canada. NAFTA giảm hoặc xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa ba nước tham gia, tạo ra một khu vực thương mại tự do rộng lớn. Hai bên ký kết NAFTA nhằm thiết lập các tiêu chuẩn chung cao về an toàn tại nơi làm việc, quyền lao động và bảo vệ môi trường, ngăn chặn các doanh nghiệp chuyển đến các nước khác để khai thác mức lương thấp hơn hoặc nới lỏng các quy định. Hiệp định Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USMCA), được ký kết vào ngày 30 tháng 11 năm 2018 và có hiệu lực đầy đủ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, thay thế NAFTA.

- Theo nội dung của Hiệp định, phần lớn hàng rào mậu dịch sẽ được loại bỏ trong vòng 10 năm; tất cả các phương thức dịch vụ đều được đề cập. Đãi ngộ quốc gia và đãi ngộ tối huệ quốc được áp dụng đối với đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chính sách cạnh tranh lành mạnh. Hiệp định này được coi là bước thử nghiệm cho các cuộc đàm phán các hiệp định sau này do cơ quan sáng kiến châu Mĩ tiến hành.

- Với 5 chương và 20 điều, Hiệp định quy định cụ thể và chỉ tiết các biện pháp và thể thức thực hiện và quản lí khối thị trường chung Bắc Mĩ, như:

1) Quy định ba nước giảm hàng rào thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ theo từng giai đoạn. Khi NAFTA có hiệu lực, Mĩ giảm 84%, Canađa giảm 79% thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mĩ và Canađa. Đến năm thứ 5, Mĩ và Canađa giảm thêm 8% thuế đối với Mêhicô, Mêhicô giảm thêm 18% thuế đối với Mĩ và 19% đối với Canađa. Đến năm thứ 10, Mĩ giảm thêm 7%, Canađa giảm thêm 12% và Mêhicô giảm thêm 38%. Đến năm thứ 15, cả ba nước giảm nốt 1% thuế còn lại;

2) Đến tháng 6/1999, hủy bỏ toàn bộ chế độ xin phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch và giấy phép giữa ba nước;

3) Quy định mỗi nước thành viên được quyền duy trì chính sách ngoại thương và thuế quan riêng của mình đối với các nước khác;

4) Tiến tới mở cửa hoàn toàn các thị trường chứng khoán, tiền tệ, đầu tư, bảo hiểm và hầu hết các ngành kinh tế khác, cho phép lập các công ti 100% vốn của nước này trên lãnh thổ nước kia;

5) Áp dụng quy chế tối huệ quốc trong quan hệ thương mại giữa ba nước;

6) Thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát minh, sáng chế, bảo vệ môi trường...,

7) Lập cơ chế giải quyết tranh chấp theo ba cấp: Hội đồng tư vấn Chính phủ, Uỷ ban thương mại Bắc Mĩ và Hội đồng trọng tài.

Câu hỏi ôn tập Địa lí 7 được giáo viên KhoaHoc trả lời chi tiết, chính xác sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức, giải đáp các câu hỏi cùng bài tập khó nhằm học tốt môn Địa lớp 7. Để học tốt các bạn có thể tham khảo toàn bộ chuyên mục Soạn Địa lí 7 không chỉ bao gồm các bài soạn mà còn tổng hợp tất cả các câu hỏi ôn tập kiểm tra chia thành nhiều phần tương ứng với chương trình học môn Địa lí lớp 7 nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức.

  • 9 lượt xem
Chủ đề liên quan