Nêu những điểm chung và điểm riêng của hai thành phần văn học chữ hán và văn học chữ Nôm
Câu 1: (Trang 112 - SGK Ngữ văn 10 tập 1) Nêu những điểm chung và điểm riêng của hai thành phần văn học chữ hán và văn học chữ Nôm.
Bài làm:
- Điểm chung:
- Đều là sáng tác của người Việt.
- Phát triển trên cơ sở văn tự của người Hán.
- Đều tích cực phản ánh những vấn đề trong đời sống xã hội, tâm tư, tình cảm của con người thời trung đại.
- Đều để lại những thành tựu xuất sắc, có các tác phẩm đạt tới đỉnh cao nghệ thuật của thể loại đó.
- Điểm riêng:
- Văn học chữ Hán:
- Gồm nhiều thể loại phong phú: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ đường luật.
- Là bộ phận có địa vị thống trị, được các triều đại phong kiến coi trọng.
- Văn học chữ Nôm:
- Ra đời muộn hơn (khoảng cuối thế kỉ XIII)
- Chủ yếu là thơ, bao gồm truyện thơ (theo thể lục bát), ngâm khúc ( theo thể song thất lục bát), thơ Nôm, thơ Đường luật, thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn, hát nói…
- Là bộ phận không được giai cấp thống trị coi trọng nhưng có vị trí đặc biệt trong nền văn học dân tộc và trong đời sống của nhân dân.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Cảm xúc mùa thu
- Qua những lời thơ tỏ lòng anh (chị) thấy hình ảnh trang nam nhi đời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai?
- Nội dung chính bài Cảm xúc mua thu
- Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần có hai cách đánh giá. Ý kiến của anh/chị như thế nào?
- Nội dung chính bài: Ca dao hài hước
- Nội dung chính bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Ý nghĩa của “nỗi thẹn” trong câu thơ cuối “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”
- Nội dung chính bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nhàn
- Soạn văn bài: Tổng quan văn học Việt Nam
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
- Nội dung chính bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ