Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô-Viết Nghệ- Tĩnh?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 97 – sgk lịch sử 12
Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô-Viết Nghệ- Tĩnh?
Bài làm:
- Đây là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám . Bởi vì:
- Qua phong trào, giai cấp vô sản Việt Nam, Đảng cộng sản Đông Dương đã khẳng định quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của mình. Thực tiễn đã khẳng định tính chất đúng đắn của đường lối chiến lược mà Đảng đề ra.
- Qua phong trào, nông dân đã thể hiện lòng tin vào giai cấp công nhân, hình thành khối liên minh công nông là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Đây là những bài học to lớn , được quán triệt trong quá trình đấu tranh sau này.
- Phong trào 1930 – 1931 mà đỉnh cao là xô Viết Nghệ - Tĩnh đã đem lại cho quần chúng công nông niềm tin ở lực lượng cách mạng của mình, ở năng lực làm chủ đất nước và vận mệnh dân tộc của mình.
- Trong quá trình đấu tranh, đội ngũ cán bộ được thử thách và rèn luyện.
- Phong trào đã khẳng định sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. Nhờ đó, Đảng ta được công nhận là một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.
- Với những ý nghĩa hết sức to lớn ấy, phong trào 1030 – 1031 là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám. Đánh giá Xô Viết Nghệ - Tĩnh, Nguyễn Ái Quốc viết “ Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào trong một biển máu, những Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ một tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn lực lượng cho cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này”.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy nêu những khó khăn và yếu kém về kinh tế xã hội của nước ta sau 15 năm (1986 – 2000) thực hiện đường lối đổi mới.
- Thế chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ của quân ta sau chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950 đến trước đông xuân 1953 1954 được thể hiện như thế nào?
- Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào sau chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947?
- Lập niên biểu những thắng lợi tiêu biểu của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị ngoại giao, kinh tế tài chính trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ sau thu đông 1950 đến trước đông xuân 1953 – 1954?
- Nêu nhiệm vụ mà mục tiêu của từng kế hoạch Nhà nước 5 năm: 1986 – 1990, 1991 – 1995, 1996 – 2000.
- Sơ đồ tư duy bài 24 Lịch sử 12: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1975) Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 24
- Giải bài 26 lịch sử 12: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000)
- Lập bảng thống kê các thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- Phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ Diệm của nhân dân ta ở miền Nam đã diễn ra như thế nào trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954?
- Miền Bắc đã thực hiện những nhiệm vụ gì sau khi hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam được kí kết? Nếu kết quả và ý nghĩa?
- Nêu những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu là gì?
- Em có nhận xét gì về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936 1939?