Nghe kể chuyện. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý.
5. Kể chuyện
a. Nghe kể chuyện
b. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý.
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
6. Luyện tập nói, viết về tình cảm với một sự việc.
a. Nói về tình cảm của em khi được tham gia một ngày hội ở trường dựa vào gợi ý.
b. Viết 4 - 5 câu về nộ dung em vừa nói.
Bài làm:
5. Kể chuyện - Chuyện của cây sồi
Chuyện kể rằng, cách đây từ rất lâu rồi, khi Sahara còn là một khu rừng nhiệt đới rậm rạp, xanh tươi chứ không phải là sa mạc như bây giờ, các loài động vật chung sống với nhau cực kỳ hạnh phúc, còn cây cối thì um tùm đến mức, nếu từ trên cao bạn sẽ phải cực kỳ cố gắng mới có thể len lỏi xuống dưới mặt đất để lắng nghe một cuộc trò chuyện giữa một đám cây con.
“Thật tuyệt vời. Cứ như là đang ở thiên đường vậy. Thiên nhiên đã quá ưu đãi chúng ta!”, một cây nhỏ lên tiếng.
“Phải rồi. Mỗi sớm thức dậy, tớ luôn làm một hớp sương đọng trên lá từ đêm qua, sau đó chầm chậm chờ đợi ánh nắng ấm áp của Mặt trời tới sưởi ấm cho. Thật sảng khoái!“, một cây nọ thích thú.
“Còn có chim ca trên đầu, nước mát dưới chân, ngoài ra cứ chiều chiều là còn được chị gió tới massage nữa chứ. Đơn giản chỉ là hút và tận hưởng”, một cây béo ục ịch cất giọng thỏa mãn.
“Ừ đúng rồi, tớ cũng cảm thấy vậy… cả tớ nữa… nhiều nước thế này dùng cả đời không hết.“ – Nhiều cây khác hùa theo.
Giữa đám cây đang cười nói vui vẻ, xôn xao, thì một cây sồi còi cọc, yếu ớt nhất im lặng nãy giờ giữa đám bạn, mới chầm chậm lên tiếng: “Tớ thì không nghĩ vậy, ông tớ bảo rồi – không có gì trong vũ trụ trường cửu vĩnh viễn, cho nên một ngày nào đó nguồn nước có thể sẽ cạn kiệt. Chúng ta cần chuẩn bị cho tất cả mọi thứ từ bây giờ”.
“Tớ có nghe lầm không đấy. Ha ha ha…” – cây béo ú cúi đầu nhìn xuống người bạn bé xíu của mình cười vang, “Cậu có biết là mạch nước ngầm vĩ đại dưới chân chúng ta đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước đến nay không? Làm sao mà có thể cạn được. Cậu đang mơ à?”
“Đúng rồi, đúng rồi!” Cả đám cây tán đồng và cười nhạo cây sồi nhỏ bé.
“Nhưng…” sồi con không còn biết nói gì nữa. Nó lủi thủi ngẫm nghĩ một mình, mặc kệ lũ bạn đang cười đùa bàn tán ầm ĩ. Nó phát hiện ra rễ mình vẫn còn yếu và ngắn quá! Thế là từ hôm đó, trong khi bạn bè tập trung phát triển thân cành lá thật to, thật khỏe, thật xanh để vươn cao đón ánh mặt trời, để khoe sức mạnh, khoe hình thể thì sồi con dùng phần lớn chất dinh dưỡng để chăm sóc phát triển bộ rễ để vươn xa và sâu hơn.
Đông đến, hè sang, mưa phùn giăng khắp lối. Cây sồi cần mẫn đâm sâu rễ xuống mặt đất, nhích từng chút từng chút một và khám phá ra rất nhiều thứ hay ho, được trải nghiệm rất nhiều thứ. Cũng không ít lần, sồi phải khó khăn lắm mới vượt qua được vùng đất cứng nào đó thì lại không có nước. Sồi con không hề nản chí, nó biết rằng chỉ có sự kiên trì mới đem lại những thay đổi, nó ước mơ đưa được rễ đến những vùng xa nhất, sâu nhất mà chưa ai đến được…
Nhưng rồi một ngày nọ, trời mưa bão, cây sồi đã bị sét đánh trúng. Nhưng rồi câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đó. Từ cây sồi đã có vô số hạt sồi rơi xuống, tiếp tục lớn và bắt đầu một chu trình tái sinh mới. Các con của cây sồi nhỏ bé ngày nào giữ vững truyền thống và đức tin của gia đình. Chúng không ngừng phát triển để vươn cao nhưng cũng không quên dành một phần nguồn nước cho bộ rễ của mình, âm thầm cắm rễ sâu xuống mặt đất, khám phá những vùng đất mới mẻ, tìm những mạch nước mới. Đôi khi chúng cũng gặp phải những tảng đá và rồi chúng phải đi ngoằn nghèo, nhưng điều đó không làm chúng nản lòng, vì cha đã dạy chúng rằng, những viên đá sẽ giúp chúng ta bám chắc vào đất hơn để có thể đối mặt được với giông bão.
Và rồi những ngày tháng yên bình ở Sahara cuối cùng cũng kết thúc. Sau hàng ngàn năm xanh tốt, một chấn động ngầm trong lòng đất khiến cho nhiều mạch nước ngầm bị chặn lại. Khu rừng bao ngàn năm nay dưới sự chăm sóc ân cần của người mẹ thiên nhiên, nay phải tự sống với những thử thách cuộc đời. Nguồn nước cạn kiệt, nhiều loài cây lần lượt ngã xuống, các loài thú cũng kéo nhau đi tìm kiếm những vùng đất hứa mới để sinh tồn.
Đám cây xưa kia ngày nào còn nói chuyện rôm rả dưới tán lá rộng, giờ chỉ còn lại lèo tèo dưới ánh mặt trời thiêu đốt.
“Trời ơi, làm sao bây giờ? Mặt đất nứt nẻ hết cả rồi! Chúng ta sẽ chết mất, chết mất” – cái cây béo ú dạo nọ kêu lên yếu ớt rồi từ từ đổ xuống cái “rầm”. Bộ rễ yếu ớt, mỏng manh không thể giữ được cái thân to khỏe.
Cách đó không xa, gia đình nhà sồi vẫn đứng vững, và giờ chính là lúc họ cần phải quyết tâm hơn bao giờ hết để chinh phục những độ sâu mới, tìm nguồn nước mới. Có lẽ thiên nhiên cũng khó có thể đánh gục được một loài cây với niềm tin sống mãnh liệt đến vậy!
6.
a. Tình cảm của em khi được tham gia một ngày hội ở trường dựa vào gợi ý.
Tham gia vào ngày hội mùa xuân em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Vì có rất nhiều hoạt động được tổ chức, các bạn và em vô cùng mong đợi.
b. Viết 4 - 5 câu về nội dung em vừa nói.
Đó là ngày hội mùa xuân. Có rất nhiều hoạt động vui chơi hay văn nghệ khác nhau. Những âm thanh náo nhiệt, hàng dài người nối đuôi nhau. Mọi người đều rất vui vè, hòa mình vào không khí ngày hội.
Xem thêm bài viết khác
- Thực hiện các yêu cầu dưới đây. Chọn lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ:
- Khi bắt đầu xây tổ, ong làm gì?/ Ong thợ già, ong thợ trẻ và ong thợ non thực hiện công việc gì để xây tổ?
- Đố bạn về các loại trái cây/ Quả gì có năm múi, vị chua?/ Quả gì ruột đỏ, hạt đen?
- Ở Việt Nam, rừng ngập mặn nào lớn nhất?/ Tìm từ ngữ chỉ tên gọi một số loài động vật, thực vật trong bài đọc.
- Nghe kể chuyện. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý.
- [Chân trời sáng tạo] Giải tiếng việt 2 bài ôn tập giữa học kì II(3)
- Hiện tượng nước rơi từ các đám mây xuống mặt đất. Mọc đằng đông, lặn dằng tây. Chiếu sáng vào ban đêm, có hình dạng thay đổi từ khuyết điểm đến tròn và ngược lại.
- Chia sẻ với bạn cách làm một đồ dùng từ vỏ chai, vỏ hộp.
- Thực hiện các yêu cầu dưới đây. Tìm đoạn chỉ tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi trong hai đoạn thơ sau.
- Giải tiếng việt 2 bài 4: Sông Hương Giải tiếng Việt lớp 2 - Chân trời sáng tạo
- Đọc một bài văn về bốn mùa
- Nghe kể chuyện/ Kể từng đoạn của câu chuyện Sự tích Hồ Gươm và từ ngữ gợi ý dưới tranh (sgk)