Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Ánh trăng (Nguyễn Duy).
d) Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Ánh trăng (Nguyễn Duy).
Bài làm:
Ba bài thơ đều viết về người lính cách mạng với những vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn nhưng hình ảnh người lính trong mỗi bài lại mang những nét riêng biệt và được đặt trong những hoàn cảnh khác nhau:
- Đồng chí là hình ảnh của những người lính ở thời kì đầu cuộc kháng Pháp. Họ là những người nông dân mặc áo lính.Từ nơi làng quê nghèo khó, họ tự nguyện và hăng hái lên đường chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dựa trên cơ sở cùng một cảnh ngộ, cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn và nhất là cùng một lí tưởng chiến đấu. Bài thơ thề hiện đặc sắc vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở người lính cách mạng.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính là hình ảnh những chiên sĩ lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ. Họ là những thanh niên trẻ trung, sôi nổi, nhiều người vừa chỉ mới rời cánh cổng nhà trường. Tuy vậy, họ rất dùng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm, hiên ngang tiến tới với niềm lạc quan và ý chí kiên cường. Một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời chống Mĩ.
- Ánh trăng nói về nghĩ suy của người lính khi đã đi qua chiến tranh nay sống êm ấm trong thành phố, trong hòa bình. Bài thơ này gợi lại bao kỉ niệm đã qua gắn bó người lính với đồng đội, với đất nước trong những ngày tháng cũ gian lao. Từ đó, bài thơ gợi nhắc về đạo lí "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế đời sống để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam
- Nêu ý nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ: mặt trời, vầng trăng, tràng hoa trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
- Luyện tập về biên bản
- Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?
- Chỉ ra một số phẩm chất, kỹ năng mà thanh niên thế kỉ XXI cần phải có.
- Tìm thành phần khởi ngữ trong câu sau: Làm khí tượng, ở được cao như thế mới là lí tưởng chứ.
- Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?
- Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau theo gợi ý nêu ở dưới.
- Hãy điền vào lượt lời của B một câu có hàm ý từ chối trong đoạn thoại sau đây:
- Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
- Theo em, học sinh lớp 9 cần chuẩn bị những hành trang gì để bước vào trường trung học phổ thông ?
- Câu nói của anh Sáu trong đoạn trích sau đây có hình thức của kiểu câu nào (trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, hay cảm thán) ? Anh Sáu dùng nó để hỏi hay để biểu lộ cảm xúc ? Chỗ nào trong lời kể của tác giả xác nhận điều đó ?