Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn Đáp án Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 4 năm 2021

Nội dung
  • 131 Đánh giá

Làm thế nào để điều khiển xe đạp tham gia giao thông an toàn?

KhoaHoc.com.vn mời các bạn cùng tham khảo Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 năm 2021 - 2022.

>>> Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4

Xe đạp là một loại phương tiện được phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, xe đạp bao gồm xe đạp thô sơ và xe đạp máy, trong đó xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).

Tại Việt Nam phần lớn học sinh sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển đến trường theo đúng quy định của nhà trường cũng như Luật an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra do trong quá trình di chuyển bằng xe đạp các em học sinh đã có những hành vi gây mất an toàn cho chính bản thân mình cũng như những người tham gia giao thông xung quanh. Để sử dụng phương tiện phổ biến này, các em cần lưu ý đến những hành vi nên và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn như:

Những việc nên làm:

  • Người điều khiển xe đạp phải đi đúng phần đường, làn đường quy định đã được quy định, theo biển chỉ dẫn, cảnh báo hay tại nơi không có biển thì điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình.
  • Người điều khiển xe đạp phải chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm hệ thống đèn tín hiệu, biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  • Người điều khiển xe đạp phải chở đúng số người theo quy định của pháp luật.
  • Đi đúng tốc độ cho phép.
  • Người điều khiển xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Những việc không nên làm:

  • Đi xe dàn hàng ngang.
  • Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
  • Bốc đầu, buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Lạng lách, đánh võng, tạt đầu,... hay có các hành vi gây nguy hiểm, mất an toàn cho các phương tiện khác khi di chuyển.
  • Phóng nhanh, vượt ẩu.
  • Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
  • Chở quá số người cho phép.
  • Buông cả hai tay khi đang tham gia giao thông.
  • Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
  • Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Chủ đề liên quan