Nội dung chính bài Ánh trăng

  • 1 Đánh giá

Câu 6: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Ánh trăng "

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê ở Thanh Hoá. Từ năm 1977, Nguyễn Duy làm đại diện thường trú báo văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Duy đã được Nhà nước trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ. Ông trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
  • Bài thơ (1978): được sáng tácba năm sau khi nước nhà thống nhất, in trong tập thơ từng được tặng giải A của hội nhà văn Việt Nam năm 1984.

2. Phân tích bài thơ

a. Vầng trăng trong quá khứ:

  • Tác giả nhớ đến kỉ niệm của mình với trăng lúc nhỏ: gắn bó với đồng, với sông, với bể,…
  • Tác giả nhớ đến hồi khi chiến tranh mình và trăng đã ở trong rừng cùng
  • Tình cảm gắn bó sâu sắc và thân thiết
  • Trăng như bạn thân tình, người bạn tri kỉ đối với tác giả

b. Vầng trăng của hiện tại:

  • Ở hiện tại thì trăng như một người dưng qua đường, không quen biết, không rõ ràng trăng như người xa lạ, không quen biết, không từng gặp con người bội bạc, thờ ơ và không thân thiết với thẳng như trước

c. Cảm xúc của tác giả về trăng với con người:

  • Tâm trạng buồn tủi của tác giả nhớ trăng kỉ niệm, nhớ trăng xưa tác giả cảm thấy cuộc sống thay đổi thì tình cảm cũng thay đổi theo cảm nhận về một quá khứ đẹp, một kỉ niệm sâu sắc với trăng. Điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những kí ức tươi đẹp của tuổi thơ

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Vầng trăng trong quá khứ:

* Hồi nhỏ:

  • Tuổi thơ êm đềm, hiền lành và bình dị gắn với đồng, sông, bể đã nuôi dưỡng tâm hồn của người chiến sĩ.
  • Điệp từ “với” lặp lại 3 lần thể hiện sự gắn bó của trăng và người.. Vầng trăng đã trở thành tri kỉ, thành người bạn tâm tình tuổi thơ, sau đó theo nhịp bước người chiến sĩ lớn dần theo năm tháng, đến cả những nơi gian khổ, hiểm nguy nhất, là trong chiến tranh

*Khi trưởng thành:

“Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”.

Trăng mang vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc nguyên thủy như vẻ đẹp của thiên nhiên, khiến cho nhân vật trữ tình cảm nhận dường như sẽ không bao giờ có thể quên cái vầng trăng tri kỉ-tình nghĩa ấy. Vậy là vầng trăng không còn là vật vô tri vô giác mà đã trở thành người bạn, người đồng chí, đồng tình có linh hồn, nhịp đập và hơi thở riêng.

2. Vầng trăng của hiện tại:

“Từ hồi về thành phố

quen ánh điện của gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường”.

Khi về thành phố, cuộc sống hiện đại, đầy đủ tiện nghi, con người không cần đến trăng. Người lính năm xưa đã thay đổi hoàn cảnh sống, chuyển từ trong rừng núi ra thành phố, chuyển từ lán trại nghèo khổ của cuộc chiến tranh về căn phòng hiện đại sáng choang với cửa gương ánh sáng điện. Cuộc sống phồn hoa đầy đủ tiện nghi: con người không cần đến ánh trăng, không cần một người bạn như trăng. Hình ảnh so sánh, nhân hóa:" Vầng trăng qua ngõ- như người dưng qua đường" diễn tả thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, xa lạ, không quen biết, không quan tâm của con người đối với trăng.

=> Vầng trăng một thời gắn bó tri âm tri kỉ với con người giờ đây lại bị coi như người dưng. Con đã người thay đổi. cái ngỡ không bao giờ quên thế mà đã quên, đã xảy ra.

=> Cuộc sống hiện đại,tiện nghi dễ làm con người ta quên đi những giá trị trong quá khứ.

3. Cảm xúc của tác giả về trăng với con người:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì dưng dưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

Giữa sự trớ trêu và buồn tủi như thế, bỗng một tình huống bất ngờ xảy đến – mất điện, căn phòng tối om, khiến người lính vốn quen với ánh điện sáng trưng sửng sốt và hoang mang. Ánh trăng toả sáng căn phòng. Chính vầng trăng xuất hiện bất ngờ trong bối cảnh ấy đã gây ấn tượng mạnh, thổi bùng nỗi nhớ về một thời máu lửa chưa xa.

Trong màn đêm, răng bao dung độ lượng, tình nghĩa thuỷ chung không đòi hỏi đền đáp. Trăng “ im phăng phắc” như một sự nghiêm khắc nhắc nhở,sự trách móc trong im lặng. Cái “giật mình” đáng trân trọng của con người đi tìm lại chính mình, tự thấy phải thay đổi cách sống để tự hoàn thiện mình.=> Con người phải biết trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp trong quá khứ.

4. Tổng kết

  • Nội dung: Lời nhắc nhở thầm kín về thái độ, tình cảm với quá khứ gian lao, nghĩa tình với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
  • Nghệ thuật:
    • Nghệ thuật kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.
    • Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên vĩnh hằng.
  • Ý nghĩa: Khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng, nghĩa tình, thủy chung sau trước

Back to top

  • 42 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ văn 9 tập 1