Nội dung chính bài Thúy Kiều báo ân báo oán

  • 1 Đánh giá

Câu 3: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Thúy Kiều báo ân báo oán "

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc.
  • Đoạn trích: Nằm ở cuối phần thứ hai (“Gia biến và lưu lạc”).

2. Phân tích văn bản

a. Thúy Kiều báo ân

  • Người đầu tiên mà Thúy Kiều muốn báo đáp là Thúc Sinh.
  • Nàng ân cần hỏi han, trân trọng hành động nghĩa hiệp của Thúc Sinh
  • Những từ “Nghĩa nặng tình non”, “Cố nhân”,” Người cũ” thể hiện Thúy Kiều là người trọng tình, trọng nghĩa, dù sao cũng một thời nàng làm “Vợ người ta” nên cũng có những kỷ niệm gắn bó, quên làm sao ngay được.

b. Thúy Kiều báo oán

Vị thế:

  • Kiều là người xét xử
  • Hoạn thư là kẻ bị xét xử

Thái độ và lời nói của Kiều:

  • Lời lẽ sâu cay, bình dân để nói về người phụ nữ nham hiểm này.
  • giọng điệu đay nghiến, mỉa mai

=> quyết tâm trừng trị Hoạn thư

  • Thúy Kiều đã kiên nhẫn khuyên Hoạn Thư nên giữ chừng mực trong cách ăn nói của mình, đừng làm cho mọi chuyện trở nên căng thẳng.
  • Những lời xin tội của Hoạn Thư ngẫm ra thì cũng có lý, có tình, chỉ vì khen quá nên Hoạn Thư mù quáng. Trong cuộc đời này cảnh chồng chung không ai thích và chẳng ai muốn chia sẻ chồng mình với người phụ nữ khác nên hành động của Hoạn Thư cũng có thể tha thứ được.

=> Tấm lòng vị tha, nhân hậu, thấu hiểu lẽ đời.

Thái độ và lời nói của Hoạn Thư:

  • Mới đầu thì "hồn phách lạc xiêu"
  • Tiếp đến nhanh chóng lấy lại bình tĩnh để liệu đường kêu ca
  • Hoạn thư kêu ca để bào chữa, gỡ tội cho bản thân mình.

=> bản chất khôn ngoan, xảo ngôn

c. Kết thúc màn báo ân báo oán

  • Lúc đầu ai cũng nghĩ Thúy Kiều sẽ phải hành hạ lại Hoạn Thư cho hả dạ những ngày nàng tủi nhục, cay đắng. Nhưng trước những lời cầu xin có tình, chí lý của Hoạn Thư, Thúy Kiều cảm thấy siêu lòng và nàng quyết định tha bổng cho Hoạn Thư trước sự ngỡ ngàng của người đọc.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Thúy Kiều báo ân

  • Với Thúc Sinh, tình nghĩa "nặng trọng như núi" là người đã cứu Kiều ra khỏi thanh lâu, người đã rất mực yêu thương, đối xử với Thúy Kiều như một người vợ đích thực."Lâm Tri chàng còn nhớ không?" chính vì thế chàng trở thành người đầu tiên mà nàng báo ân. Lời Thúy Kiều dành cho Thúc Sinh mới chân thành, tha thiết làm sao. Dùng điển tích "Sâm Thương" để nói về sự biết ơn đối với Thúc Sinh đã thể hiện được tấm lòng chân thành ấy đối với "cố nhân".
  • Tuy là đối tượng được báo đáp nhưng Thúc Sinh lại tỏ ra rất sợ hãi, lo lắng: "Mặt như chàm đổ, mình giường giẽ run". Các từ ngữ như "chàm đỏ", "run" vừa thể hiện được được cái xám ngắt của sắc mặt, vừa thể hiện được cái run rẩy của đôi chân Thúc Sinh.Khi nghe Thúy Kiều kết tội Hoạn Thư thì trên mặt Thúc Sinh đã "ướt đầm mồ hôi". Dù chỉ được phác họa bằng vài nét tả xong Nguyễn Du cũng đã khắc họa thành công tính cách,con người của Thúc Sinh: tốt bụng, đa tình nhưng lại hèn nhát, nhu nhược, thiếu bản lĩnh.
  • Thúy Kiều cũng thấu hiểu hoàn cảnh éo le và tâm trạng của Thúc Sinh: yêu nàng nhưng không đủ sức bảo vệ nàng. Nàng hiểu và ban tặng cho Thúc Sinh rất nhiều gấm lụa và tiền bạc, điều này thể hiện rằng Thúy Kiều là người chung thủy trước sau như một. Giàu sang, phú quý cũng không vì thế mà quên tình nghĩa xưa kia.

2. Thúy Kiều báo oán

a. Thái độ, lời nói của Thúy Kiều:

  • Kiều và Hoạn Thư gặp nhau lần này trong vị thế đã thay đổi: Kiều là người đứng ở vị thế của người xét xử, Hoạn Thư ở vị thế của kẻ bị xét xử. Nàng vẫn dùng cách xưng hô như hồi còn làm Hoa Nô cho nhà Hoạn Thư. Vừa thấy Hoạn Thư, “nàng đã chào thưa”, vẫn gọi Hoạn Thư là “tiểu thư”. Cả hành động và lời nói của Kiều đều biểu thị thái độ mỉa mai, chì chiết. Cách xưng hô này còn là một đòn quất mạnh vào mặt ả đàn bà họ Hoạn có máu ghen ghê gớm.
  • Không chỉ mỉa mai, trong lời nói của Kiều còn có cả giọng đay nghiến : câu thơ như dằn ra từng tiếng, từ ngữ được lặp lại nhấn mạnh ("dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt, mấy gan, đời xưa, đời này, càng cay nghiệt, càng oan trái…). Kiều đưa ra những lời nhận xét đay nghiến, vạch trần bộ mặt của Hoạn Thư một nhân vật ghê gớm và khôn ngoan, giảo hoạt:

Bề ngoài thơn thớt nói cười,

Bề trong nham hiểm giết người không dao.

b. Thái độ, lời lẽ của Hoạn Thư:

Trước khí thế bề trên cùng những lời lẽ đay nghiên của Kiều, Hoạn Thư mới đầu còn tỏ ra sợ hãi. Nhưng ngay lập tức, bản tính vốn khôn ngoan, sắc sảo, đứa con của "họ Hoạn danh gia" đã trấn tĩnh lại, tìm cách gỡ tội cho bản thân với những lập luận lí lẽ sắc sảo:

  • Thứ nhất: Tôi cũng là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình-> đưa ra vấn đề có tính chất thông thường, không thể bác bỏ
  • Thứ hai: Tôi cũng đã đối xử tốt với cô khi ở gác Quan Âm để viết kinh, khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng cho người đuổi theo-> Kể công, khơi gợi lòng thương của Thúy Kiều
  • Thứ ba: Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung chẳng ai dễ nhường cho ai.-> Mong sự cảm thông vì hoàn cảnh trớ trêu.
  • Thứ tư: Nhưng dù sao, tôi cũng đã gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông chờ vào lòng khoan dung, độ lượng của cô.-> Nhận tội và đề cao Thuý Kiều

=> Qua sự đối đáp, biện hộ của mình trước Thúy Kiều, biến mình từ thế bị động sang chủ động đã cho thấy Hoạn Thư là một người tinh ma xảo trá như thế nào và đặc biệt bà ta là một người “sâu sắc nước đời”, hiểu các thể loại người để đối phó và tìm cách lươn lẹo

3. Kết thúc màn báo ân báo oán

  • Từ thân phận chịu áp bức đau khổ, Thúy Kiều đã trở thành quan tòa cầm cán cân công lí, đó cũng phản ánh khát vọng và ước mơ công lí chính nghĩa của thời đại Nguyễn Du. Cái kết cho màn xử tội của Kiều thật bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Vốn là một phụ nữ trung hậu, đã từng nếm trải bao cay đắng và ngang trái trong cuộc đời, vả lại Kiều cũng tự biết rằng mình đã xâm phạm đến hạnh phúc của người khác, Thúy Kiều càng tỏ ra vô cùng cao thượng khi bỏ qua cho Hoạn Thư.
  • Hành động tha tội cho Hoạn Thư thể hiện bản chất con người Thúy Kiều là người có tấm lòng độ lượng, biết phân biệt đúng sai và không phải là người nhỏ nhen, chấp nhất. Nàng thật sự là một phụ nữ không chỉ tài sắc vẹn toàn mà còn có trái tim nhân hậu, lương thiện, bao dung với lỗi lầm của người khác.

4. Tồng kết

  • Nội dung: Đoạn trích miêu tả cảnh báo ân báo oán đối với hai nhân vật là Thúc Sinh và Hoạn Thư, qua đó làm nổi bật tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều.
  • Ý nghĩa: Thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức sẽ đứng lên cầm cán cân công lí.
  • Nghệ thuật:
    • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
    • Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại
    • Từ ngữ mang tính nôm na, bình dân
    • Sử dụng nhiều thành ngữ dân gian

Back to top

  • 34 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ văn 9 tập 1